Lý do sóng thần ở Indonesia trở thành thảm họa không thể báo trước

(Khoahocdoisong.vn) - Sạt lở đất do hoạt động của núi lửa ngoài khơi làm sóng thần hình thành quá đột ngột, khiến nhà chức trách Indonesia không thể cảnh báo kịp thời.

<table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td><img alt="Núi lửa Anak Krakatau bắt đầu phun trào từ tháng 6 năm nay. Ảnh: Tempo." src="https://khds.1cdn.vn/2018/12/24/vne-warning-9937-1545616479.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p>N&uacute;i lửa Anak Krakatau bắt đầu phun tr&agrave;o từ th&aacute;ng 6 năm nay. Ảnh: <em>Tempo.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Kh&aacute;c với những thảm họa trước đ&oacute; do động đất k&iacute;ch họa, trận s&oacute;ng thần cướp đi sinh mạng của h&agrave;ng trăm người ở Indonesia cuối tuần trước nhiều khả năng l&agrave; kết quả từ hoạt động bất ổn của n&uacute;i lửa Anak Krakatau, theo <em>National Geographic</em>.</p> <p>S&oacute;ng thần tr&agrave;n qua đảo Sumatra v&agrave; Java của Indonesia v&agrave;o tối h&ocirc;m 22/12, trước 9h30 tối theo giờ địa phương, kh&ocirc;ng c&oacute; cảnh b&aacute;o trước về bức tường nước. D&ugrave; số lượng thương vong sẽ c&ograve;n gia tăng do nhiều người mất t&iacute;ch chưa được t&igrave;m thấy, nh&agrave; chức tr&aacute;ch x&aacute;c nhận &iacute;t nhất 220 đ&atilde; tử vong v&agrave; hơn 800 người bị thương.</p> <p>L&yacute; do khiến Indonesia thất bại trong c&ocirc;ng t&aacute;c cảnh b&aacute;o s&oacute;ng thần l&agrave; do nguồn gốc bất ngờ của những cơn s&oacute;ng. Trận s&oacute;ng thần n&agrave;y l&agrave; do sự sụp đổ của n&uacute;i lửa ngo&agrave;i khơi g&acirc;y ra.</p> <div> <figure class="item_slide_show clearfix"><!--start video embed --> <div> <div><img alt="Lý do sóng thần ở Indonesia trở thành thảm họa không thể báo trước" src="https://khds.1cdn.vn/2018/12/24/ly-do-song-than-o-indonesia-tro-thanh-tham-hoa-khong-the-bao-1545617158_500x300.jpg" /> <div> <div>&nbsp;</div> <div>N&uacute;i lửa Anak&nbsp;Krakatau phun tr&agrave;o kh&ocirc;ng li&ecirc;n tục từ h&ocirc;m 18/6. D&ugrave; chưa c&oacute; đầy đủ th&ocirc;ng tin chi tiết về chuỗi sự kiện dẫn tới thảm họa s&oacute;ng thần, nhiều bằng chứng chỉ ra hoạt động n&uacute;i lửa gắn liền với một vụ sạt lở. Một phần lớn sườn ph&iacute;a nam của ngọn n&uacute;i lửa trượt xuống đại dương v&agrave;o đ&uacute;ng h&ocirc;m 22/12, theo h&igrave;nh ảnh từ vệ tinh Sentinel-1 của Cơ quan Vũ trụ ch&acirc;u &Acirc;u (ESA).</div> </div> </div> </div> </figure> </div> <p>Những sự kiện như vậy kh&ocirc;ng phải hiếm khi xảy ra, theo nh&agrave; địa vật l&yacute; Mika McKinnon. &quot;Những ngọn n&uacute;i lửa chỉ l&agrave; sự gắn kết yếu ớt của c&aacute;c lớp đất đ&aacute;, tại đ&oacute; mỗi vụ phun tr&agrave;o khiến lớp đất trượt nhiều hơn xuống dưới, do đ&oacute; tất cả c&aacute;c lớp đất đ&aacute; đều nghi&ecirc;ng theo chiều dốc xuống. Một phần ngọn n&uacute;i lửa c&oacute; thể dễ d&agrave;ng vỡ ra bất cứ l&uacute;c n&agrave;o. Nếu phần đ&oacute; c&oacute; k&iacute;ch thước lớn, n&oacute; sẽ tạo ra h&agrave;ng loạt cơn s&oacute;ng ập v&agrave;o bờ hết sức đột ngột, gần giống n&eacute;m một vi&ecirc;n sỏi xuống mặt ao&quot;, McKinnon giải th&iacute;ch.</p> <p>Khi nghĩ về s&oacute;ng thần, phần lớn mọi người thường sẽ h&igrave;nh dung những vụ động đất dữ dội. Động đất nằm trong số c&aacute;c nguy&ecirc;n nh&acirc;n phổ biến nhất tạo ra bức tường nước mang sức mạnh hủy diệt. Chuyển động của vỏ Tr&aacute;i Đất b&ecirc;n dưới đại dương c&oacute; thể l&agrave;m x&ecirc; dịch lượng nước khổng lồ, khiến c&aacute;c cơn s&oacute;ng dồn l&ecirc;n v&agrave; x&ocirc; v&agrave;o những bờ biển gần đ&oacute;. &quot;Nhưng động đất kh&ocirc;ng phải nguy&ecirc;n nh&acirc;n duy nhất h&igrave;nh th&agrave;nh s&oacute;ng thần&quot;, McKinnon nhấn mạnh. S&ocirc;ng băng nứt vỡ, sạt lở đất v&agrave; phun tr&agrave;o n&uacute;i lửa cũng c&oacute; thể dấy l&ecirc;n s&oacute;ng thần.</p> <p>Trong trường hợp n&agrave;y, thủ phạm k&iacute;ch hoạt s&oacute;ng thần l&agrave; n&uacute;i lửa trẻ Anak Krakatau. T&ecirc;n gọi của n&oacute; c&oacute; vẻ quen thuộc bởi n&oacute; h&igrave;nh th&agrave;nh trong l&ograve;ng n&uacute;i lửa cổ xưa Krakatoa. Vụ phun tr&agrave;o năm 1883 của n&uacute;i lửa Krakatoa l&agrave; một trong những vụ phun tr&agrave;o lớn nhất ở thời hiện đại. Vụ phun tr&agrave;o n&agrave;y lớn tới mức c&oacute; thể nghe thấy từ đảo Rodriguez ở c&aacute;ch đ&oacute; gần 4.800 km v&agrave; k&eacute;o theo s&oacute;ng thần giết chết hơn 3.600 người.</p> <p>&quot;Nhưng n&uacute;i lửa Krakatoa kh&ocirc;ng chết. Thay v&agrave;o đ&oacute;, một n&uacute;i lửa mới bắt đầu ph&aacute;t triển. Ngọn n&uacute;i lửa trẻ được đặt t&ecirc;n l&agrave; Anak Krakatau, hay &#39;con của Krakatoa&#39;&quot;.</p> <table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td><img alt="Nhà cửa đổ nát sau thảm họa sóng thần ở Indonesia. Ảnh: AP." src="https://khds.1cdn.vn/2018/12/24/vne-warning-1-7970-1545617231.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p>Nh&agrave; cửa đổ n&aacute;t sau thảm họa s&oacute;ng thần ở Indonesia. Ảnh: <em>AP.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Trong thảm họa cuối tuần trước, những cơn s&oacute;ng do hoạt động n&uacute;i lửa l&uacute;c đầu g&acirc;y nhầm lẫn về t&igrave;nh trạng tr&ecirc;n bờ. Động đất c&oacute; thể b&aacute;o trước nguy cơ s&oacute;ng thần, nhưng sạt lở đất kh&ocirc;ng thường xuy&ecirc;n sinh ra rung chấn. Thay v&agrave;o đ&oacute;, c&aacute;c nh&agrave; nghi&ecirc;n cứu thu được tiếng ầm ầm với tần số thấp quanh thời điểm xảy ra s&oacute;ng thần, manh mối h&eacute; lộ nguy&ecirc;n nh&acirc;n c&oacute; thể l&agrave; sạt lở đất. &nbsp;</p> <p>Giới khoa học mới chỉ nghi&ecirc;n cứu những t&iacute;n hiệu tần số thấp n&agrave;y gần đ&acirc;y. Ch&uacute;ng thường gắn liền với hoạt động n&uacute;i lửa như chuyển động của magma ở s&acirc;u b&ecirc;n dưới l&ograve;ng đất, sự sụp đổ của buồng magma, s&ocirc;ng băng nứt vỡ hoặc sạt lở ngầm dưới biển.</p> <p>&quot;C&aacute;c t&iacute;n hiệu được t&igrave;m thấy ở Naypyitaw, Myanmar, cũng như tr&ecirc;n khắp c&aacute;c đảo Java, Sumatra, Borneo&quot;, Jamie Gurney, s&aacute;ng lập vi&ecirc;n của tổ chức Earthquake Bulletin ở Anh, cho biết. Nhưng s&oacute;ng rung chấn kh&ocirc;ng dừng lại ở đ&oacute; m&agrave; truyền xa tới tận v&ugrave;ng Arti tr&ecirc;n d&atilde;y Ural của Nga v&agrave; thị trấn Kambalda ở T&acirc;y Australia.</p> <p>Phương ph&aacute;p m&ocirc; h&igrave;nh h&oacute;a cũng cung cấp th&ecirc;m manh mối về những g&igrave; đ&atilde; xảy ra. Dựa v&agrave;o thời gian ập đến của những cơn s&oacute;ng v&agrave; địa thế khu vực, Andreas Sch&auml;fer, nh&agrave; nghi&ecirc;n cứu sau tiến sĩ ở Viện C&ocirc;ng nghệ Karlsruhe thử t&igrave;m nơi sạt lở đất. Vận tốc s&oacute;ng được x&aacute;c định bởi độ s&acirc;u của v&ugrave;ng biển v&agrave; độ cao của cơn s&oacute;ng li&ecirc;n quan tới sự sạt lở đất, cho ph&eacute;p c&aacute;c nh&agrave; nghi&ecirc;n cứu m&ocirc; phỏng sự kiện.</p> <p>M&ocirc; h&igrave;nh của Sch&auml;fer chỉ ra sạt lở đất diễn ra theo hướng đ&ocirc;ng nam hoặc t&acirc;y nam. Những cơn s&oacute;ng mất khoảng 30 - 35 ph&uacute;t để tr&agrave;n v&agrave;o bờ. Dữ liệu đ&atilde; được x&aacute;c nhận cho thấy nơi s&oacute;ng thần ập v&agrave;o đầu ti&ecirc;n l&agrave; Marina Jambu gần thị trấn Anyer ở Java.</p> <p>N&uacute;i lửa Anak Krakatoa thu h&uacute;t nhiều sự ch&uacute; &yacute; trong những năm gần đ&acirc;y. Hiện nay, ngọn n&uacute;i lửa đang phun ra cột kh&oacute;i trắng khổng lồ v&agrave; bắn vật liệu sẫm m&agrave;u v&agrave;o kh&ocirc;ng trung trong chu kỳ k&eacute;o d&agrave;i 6 th&aacute;ng. &quot;C&oacute; thể hoạt động năm nay t&iacute;ch tụ vật liệu v&agrave; g&oacute;p phần dẫn tới sự kiện sụp đổ. Nhưng c&ograve;n qu&aacute; sớm để kết luận&quot;, nh&agrave; n&uacute;i lửa học Janine Krippner ở Đại học Concord, suy đo&aacute;n.</p> <p>Sự sụp đổ của n&uacute;i lửa c&oacute; thể l&agrave; kết quả từ vật liệu t&iacute;ch tụ qua h&agrave;ng chục năm. Năm 2012, c&aacute;c nh&agrave; nghi&ecirc;n cứu lập m&ocirc; h&igrave;nh ảnh hưởng từ vụ sụp đổ lớn ở sườn nam ngọn n&uacute;i lửa v&agrave; kết luận s&oacute;ng thần cao 15 - 30 m&eacute;t c&oacute; thể ập v&agrave;o những bờ biển gần đ&oacute; trong v&ograve;ng một ph&uacute;t. &quot;M&ocirc; h&igrave;nh n&agrave;y cho ch&uacute;ng ta biết nguy cơ sụp đổ v&agrave; s&oacute;ng thần l&agrave; hiểm họa từ Anak Krakatau. Nhưng ngay cả khi biết r&otilde; điều n&agrave;y, ch&uacute;ng ta vẫn kh&oacute; c&oacute; thể dự đo&aacute;n thời điểm xảy ra v&agrave; quy m&ocirc; của thảm họa&quot;, Krippner n&oacute;i.</p> <p>D&ugrave; c&aacute;c nh&agrave; khoa học c&oacute; thể ph&acirc;n t&iacute;ch những sự kiện trong qu&aacute; khứ để lập m&ocirc; h&igrave;nh thảm họa trong tương lai, họ vẫn kh&ocirc;ng thể đưa ra cảnh b&aacute;o ch&iacute;nh x&aacute;c cho những trận s&oacute;ng thần li&ecirc;n quan tới sạt lở đất. &quot;Với một ngọn n&uacute;i lửa đang hoạt động như vậy, nguy cơ c&oacute; thể thay đổi theo thời gian. Đ&acirc;y l&agrave; một t&igrave;nh huống phức tạp v&agrave; kh&ocirc;ng nằm trong hạng mục cảnh b&aacute;o s&oacute;ng thần th&ocirc;ng thường bởi kh&ocirc;ng c&oacute; trận động đất n&agrave;o diễn ra trước đ&oacute;&quot;, Krippner nhận định.</p>

Theo vnexpress.net
back to top