Luyện nội dưỡng công trị bệnh sỏi mật

t người biết được tập luyện dưỡng sinh lại là phương pháp đơn giản và hiệu quả để dự phòng và chữa trị căn bệnh sỏi mật.
sỏi mật

Ảnh minh họa.

Ít triệu chứng, nhiều biến chứng

ThS Hoàng Khánh Toàn, chủ nhiệm khoa y học cổ truyền, Bệnh viện TƯQĐ 108 cho biết, sỏi mật là sự kết tụ thành khối rắn chắc của các thành phần có trong dịch mật. Có thể được hình thành ở nhiều vị trí khác nhau trong hệ thống dẫn mật như sỏi túi mật, sỏi ống mật chủ, đường dẫn mật trong gan (sỏi gan)…Sỏi mật có 2 loại chính: sỏi cholesterol và sỏi sắc tố mật.

Sỏi mật là bệnh thường gặp ở nước ta, chiếm tới khoảng 8 – 10% dân số. Ban đầu, những triệu chứng của sỏi có thể rất mơ hồ và thường chỉ phát hiện tình cờ qua thăm khám sức khỏe. Hoặc khi sỏi đã gây ra biến chứng.

Thực tế, 80% các trường hợp sỏi mật không có triệu chứng. Đặc biệt là sỏi túi mật. Một số người bệnh có thể thấy xuất hiện các dấu hiệu mơ hồ như chán ăn, sợ mùi dầu mỡ hoặc đắng miệng, khô họng, buồn nôn, đầy trướng, chậm tiêu sau mỗi bữa ăn.

20% còn lại có triệu chứng khi đã bị biến chứng, với các dấu hiệu: Đau bụng (vị trí đau ban đầu có thể hạ sườn phải, sau đó lan ra bả vai phải và ra sau lưng. Cơn đau có thể âm ỉ nhưng cũng có thể rất dữ dội, kéo dài vài giờ cho đến vài ngày; Sốt và đau do viêm đường mật, túi mật; Vàng da, vàng mắt xảy ra sau đau và sốt 1 – 2 ngày do sỏi gây tắc mật, kèm theo ngứa, nước tiểu vàng, phân bạc. Vàng da mất đi chậm hơn so với đau và sốt.

Biến chứng của sỏi túi mật gồm: Viêm túi mật (viêm túi mật có thể gây ra cơn đau nặng và sốt); . Tắc nghẽn ống mật chủ (tắc ống dẫn, vàng da và nhiễm trùng đường mật (viêm đường mật); tắc nghẽn ống tụy có thể dẫn đến viêm tuyến tụy (viêm tụy) gây đau dữ dội bụng liên tục và thường đòi hỏi phải nhập viện; Ung thư túi mật…

Tán sỏi bằng nội dưỡng công

Theo ThS Hoàng Khánh Toàn, nguyên nhân sỏi mật trong Đông y cho rằng can uất khí trệ. Ăn uống không tiêu hóa và ngoại cảm thấp nhiệt gây ra. Bệnh lý chủ yếu là can đởm khí trệ, thấp nhiệt đình trệ. Khi không may bị bệnh, người ta thường nói đến việc thay đổi chế độ ăn, dùng thuốc, xoa bóp, bấm huyệt…Nhưng ít ai biết đến tập luyện khí công dưỡng sinh là một phương pháp độc đáo có công dụng dự phòng cũng như hỗ trợ trị liệu các bệnh lý về sỏi mật với công năng hành khí, tán kết, nhuyễn kiên.

ThS Hoàng Khánh Toàn chia sẻ, đây là một trong những công pháp chủ yếu thuộc thể loại tĩnh công. Nghĩa là khi luyện công cơ thể hoàn toàn bất động. Nói là cơ thể bất động nhưng kỳ thực khi luyện tập, tạng phủ kinh lạc bên trong lại vận động rất mạnh mẽ. Cho nên tĩnh công trên thực tế là ngoại tình nội động.

Để phòng chống bệnh sỏi mật, có thể kiên trì tập luyện đơn giản như sau:

Chọn tư thế nằm nghiêng, nếu đau nhiều hạ sườn phải nên tránh nằm nghiêng về bên phải. Tâm tĩnh, hai mắt nhắm hờ. Đầu hơi cúi về trước, cột sống cong nhẹ ra sau. Tay ở dưới gấp lại tự nhiên, năm ngón tay duỗi. Lòng bàn tay hướng lên, đặt trên gối, trước tai. Tay ở trên duỗi thẳng tự nhiên, năm ngón tay xòe ra và thả lỏng. Lòng bàn tay hướng xuống, đặt trên vùng hông cùng bên. Chân ở trên hơi gấp, chân ở dưới duỗi thẳng. Hai đùi chồng lên nhau, hai gối sát vào nhau.

Tập trung ý nghĩ vào vùng túi mật hoặc Đan điền. Thở bằng mũi, đầu tiên hít vào nhẹ đều liên tục. Sau đó từ từ thở ra nhẹ đều liên tục, rồi lại tiếp tục chu trình như vậy trong thời gian 30-60 phút. Sau khi bệnh tình chuyển biến tốt thì chuyển sang tư thế ngồi.

Mỗi ngày luyện công 2-4 lần. Để đạt được hiệu quả cao nhất rất cần việc thực hành liên tục, kiên trì và đúng phương pháp.

Nhật Hà

Theo Đời sống
back to top