Lưu ý về tiêm phòng văcxin Covid-19 ở bệnh nhân ung thư

(khoahocdoisong.vn) - Những người đang điều trị ung thư tích cực vẫn có thể tiêm phòng văcxin Covid-19. Tuy nhiên, khi tiêm văcxin phòng Covid-19 cần phải lưu ý nhiều điều.

Hiện tại, các bệnh nhân đang được điều trị ung thư có thể được đề nghị tiêm văcxin phòng Covid-19 miễn là không có chống chỉ định với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Các bác sĩ ung thư có kinh nghiệm có thể tư vấn các loại văcxin khác nhau cho bệnh nhân đang điều trị hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch hoặc ghép tế bào gốc.

Thời gian tiêm văcxin được lựa chọn giữa các chu kỳ điều trị, sau thời gian chờ đợi thích hợp cho các bệnh nhân được ghép tế bào gốc và điều trị bằng globulin miễn dịch để giảm thiểu rủi ro trong khi duy trì hiệu quả của văcxin.

Cho đến nay, đã có một nghiên cứu của Wassengrin và cộng sự được công bố trên Tạp chí Lancet Oncology báo cáo về kết quả an toàn của văcxin ở những bệnh nhân đang điều trị ung thư (với thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch). Theo đó, chúng ta có những khuyến cáo cụ thể cho người bệnh ung thư như sau:

- Hiện tại, người bệnh ung thư có thể sử dụng văcxin Covid-19 và các loại văcxin phòng bệnh khác mà không cần quan tâm đến thời điểm tiêm. Bao gồm việc có thể đồng thời tiêm văcxin phòng Covid-19 và các văcxin khác trong cùng ngày, cũng như cùng tiêm trong vòng 14 ngày.

- Khuyến nghị của CDC Hoa Kỳ về thời điểm tiêm chủng sau nhiễm Covid-19 (sau khi hết cách ly) như sau: Tối thiểu ≥ 20 ngày dành cho bệnh nhân ung thư, hoặc sau khi điều trị bằng kháng thể đơn dòng hoặc huyết tương giai đoạn hồi phục của người nhiễm SARS-CoV-2 tối thiểu 90 ngày.

- Bệnh ghép chống chủ (GVHD) và các phác đồ ức chế miễn dịch để điều trị GVHD (ví dụ: Corticoid toàn thân và tác nhân nhắm trúng đích) dự kiến sẽ làm giảm các phản ứng miễn dịch đối với tiêm chủng. Vì thế, nên trì hoãn việc tiêm chủng cho đến khi giảm bớt liệu pháp ức chế miễn dịch và dựa trên sự tác động tới hệ miễn dịch trên tế bào lympho B hay T để xem xét.

- Bệnh nhân đang điều trị duy trì các thuốc miễn dịch như rituximab hay chất ức chế tyrosine kinase có thể có đáp ứng giảm độc lực với tiêm chủng.

- Các chuyên gia công nhận rằng sự suy giảm bạch cầu hạt không ảnh hưởng đáng kể đến phản ứng miễn dịch đối với tiêm chủng. Áp dụng trong trường hợp có sự ức chế miễn dịch nặng ở những bệnh nhân có bệnh máu ác tính như một dấu hiệu đại diện để đánh giá khả năng phục hồi miễn dịch đầy đủ đáp ứng với văcxin và số lượng tiểu cầu cần được phục hồi đủ để tránh biến chứng chảy máu khi tiêm bắp. Điều này không có ý nghĩa đối với sự giảm bạch cầu trong thời gian ngắn ở những khối u đặc ác tính.

BS Nguyễn Thanh Hùng (Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai)

Theo Đời sống
Lợi ích bất ngờ của hạt đu đủ

Lợi ích bất ngờ của hạt đu đủ

Các lợi ích từ quả, hoa đực của cây đu đủ được rất nhiều người biết đến, thế nhưng ít ai biết hạt của loại quả này cũng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nếu tiêu thụ đúng cách.
back to top