Lưu ý trong điều trị K giáp

(khoahocdoisong.vn) - Ung thư tuyến giáp có 4 dạng: ung thư nhú, ung thư nang, thể tủy và ung thư không biệt hóa. Trong 3 dạng này thì ung thư không biệt hóa là loại nguy hiểm nhất và khó điều trị nhất. Ung thư nhú chiếm tỉ lệ cao nhất và tiên lượng tốt nhất.

Ung thư tuyến giáp là bệnh lý ác tính chiếm 1-2% trong tất cả các loại ung thư và có tỷ lệ chữa khỏi lên đến 90%, cao nhất so với các loại ung thư khác nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Tỉ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn nam giới. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mắc ung thư tuyến giáp cao trên thế giới.

Điều trị ung thư tuyến giáp dựa vào từng thể mô bệnh học cụ thể, bệnh thường có tiên lượng tốt do bệnh tiến triển chậm, có thể phẫu thuật và đáp ứng với điều trị iod. Trên thực tế vẫn còn bỏ sót một tỉ lệ bệnh nhân không được chẩn đoán hoặc chẩn đoán ở giai đoạn muộn dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Ung thư tuyến giáp liên quan chặt chẽ đến phóng xạ tác động tuyến giáp hoặc do di truyền, do gene... 

Cơ thể chúng ta cần tất cả các chất, tuy nhiên có người cần nhiều chất này hơn người khác, có người bị dị ứng khi ăn loại thực phẩm này, người khác thì không bị. Do vậy trước khi mổ K giáp, bệnh nhân nào đã ăn uống cân đối, khoa học, thì sau mổ vẫn ăn uống, sinh hoạt bình thường. Với những bệnh nhan ăn uống chưa khoa học, ăn uống lệch lạc, kiêng khem quá hoặc ăn uống xô bồ thì nên điều chỉnh cho cơ thể khỏe mạnh hơn.

Nguyên tắc điều trị bệnh này là, khi tuyến giáp còn thì cần bổ sung iod đầy đủ, không để thiếu, không để thừa. Nếu đã cắt tuyến giáp do K giáp thì không quan trọng về iod nữa, tuy nhiên không nên cung cấp nhiều để các tế bào còn lại sẽ phát triển. Lúc này uống hormon giáp đều và đủ mới quan trọng.

Trường hợp người yếu, thiếu máu thì phải ăn uống, tẩm bổ, thiếu sắt thì bổ sung thêm và bổ sung các vitamin tổng hợp, tránh bổ sung quá nhiều vitamin B12. Khi các xét nghiệm đã ổn định, người khỏe thì lại quay về chế độ ăn uống cân đối.

Nếu người bệnh đang béo phì, cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu thì không nên tẩm bổ. Nếu men gan cao, trước hết ngừng hết các thuốc, chỉ uống hormon giáp, sau đó kiểm tra lại, nếu vẫn cao, lúc đó nên đi khám để tìm nguyên nhân. Nếu ngừng hormon giáp để uống xạ mà men gan cao, trước đó không cao thì nên cân nhắc uống xạ.

Người bệnh không nên uống cấp tập các loại thuốc như tam thất, nấm linh chi, nọc bọ cạp, hoa huệ tây, xạ đen, tảo... vì thực chất những thứ này không có tác dụng với bệnh.

Bệnh nhân K giáp có 3 vấn đề trọng tâm nhất là: Mổ sạch không gây tai biến, uống xạ đáp ứng tốt và uống hormon giáp đủ nhu cầu của cơ thể thì bệnh sẽ ổn định, không tái phát. Ngoài 3 yếu tố trên cần lạc quan, ăn uống lành mạnh, tập thể dục thì tình yêu sẽ chiến thắng bệnh tật.

ThS.BS Mai Văn Sâm (BV ĐH Y Hà Nội)

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top