Lưu ý dùng thuốc kháng sinh khi cho con bú

(khoahocdoisong.vn) - Thực tế khi đang cho con bú, bác sĩ kê đơn sử dụng kháng sinh để điều trị một bệnh nào đó thường làm cho người mẹ lo lắng về tính an toàn của thuốc đối với bản thân mình và của cả đứa con. 

Đau bụng và tưa lưỡi khi mẹ dùng kháng sinh

Một số loại thuốc kháng sinh thường được xem là an toàn đối với phụ nữ đang cho con bú bao gồm: Penicillin, kể cả amoxicillin và ampicillin. Cephalosporin như cephalexin (Keflex). Fluconazole (Diflucan).

Một số thuốc kháng sinh có thể gây ra nhiều tình huống khó chịu nhất định cho cả người mẹ lẫn đứa con. (Ảnh minh họa)

Một số thuốc kháng sinh có thể gây ra nhiều tình huống khó chịu nhất định cho cả người mẹ lẫn đứa con. (Ảnh minh họa)

Nếu khi sử dụng một loại thuốc kháng sinh nào đó mà không thuộc những loại kháng sinh đã nêu trên, phải thông báo với bác sĩ nhi khoa vì có thể loại thuốc kháng sinh đó không an toàn và nên có một giải pháp khác thay thế để bảo đảm an toàn.

Vì thuốc kháng sinh tiêu diệt những vi khuẩn trong cơ thể bao gồm cả vi khuẩn gây hại và vi khuẩn có lợi cho sức khỏe nên có thể gây ra một số tình huống khó chịu nhất định cho cả mẹ lẫn con. 

Trạng thái khó chịu và quấy khóc ở trẻ sơ sinh thường do đau bụng sau khi mẹ uống thuốc kháng sinh và cho con bú, điều này có thể do thuốc kháng sinh tiêu diệt các vi khuẩn có lợi ở trong đường ruột của trẻ.

Tuy vậy hiệu ứng này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và không có hại trong một thời gian nhất định và cũng nên nhớ rằng sữa mẹ rất tốt cho sức khỏe đường ruột của trẻ nên vẫn tiếp tục cho con bú.

Trong một số trường hợp, có thể cân nhắc cho trẻ uống men vi sinh để can thiệp khắc phục vấn đề này nhưng phải tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.

Thuốc kháng sinh có thể làm giảm số lượng vi khuẩn có lợi trong cơ thể có khả năng giúp kiểm soát các vi sinh vật khác nên khi dùng người mẹ hoặc con có khả năng bị tưa miệng, đây là một bệnh nhiễm nấm thường do loại nấm men Candida albicans gây nên. 

Trẻ sơ sinh có thể bị đau bụng, phát ban tã, có lớp phủ trắng trên lưỡi và miệng. Người mẹ có thể đau núm vú, núm vú đỏ và bóng... Việc điều trị bệnh tưa miệng thường được thực hiện bằng thuốc chống nấm cho cả mẹ và con, tuy vậy việc phòng ngừa nhiễm nấm là điều chính yếu.

Những điều mẹ cần hỏi trước khi dùng thuốc

Nếu người mẹ được kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị, trước tiên phải hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa về vấn đề có liên quan đến đứa con như: thuốc sử dụng có an toàn cho con, có tác dụng phụ bất kỳ nào có thể gặp phải, có nên cho trẻ uống men vi sinh hỗ trợ...

Nếu người mẹ được kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị, trước tiên phải hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa về vấn đề có liên quan đến đứa con... (Ảnh minh họa)

Nếu người mẹ được kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị, trước tiên phải hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa về vấn đề có liên quan đến đứa con... (Ảnh minh họa)

Nếu bác sĩ thông báo thuốc kháng sinh sử dụng có thể không an toàn cho trẻ thì đừng quá lo lắng vì có các lựa chọn thay thế. Người mẹ phải hỏi cụ thể bác sĩ loại thuốc kháng sinh thay thế có phù hợp với việc cho con bú không, dùng liều thấp hơn có hiệu quả không, dùng thuốc trong bao lâu và thuốc tồn tại trong cơ thể bao lâu.

Nếu người mẹ cảm thấy lo ngại về việc bác sĩ nhi khoa hay bác sĩ đa khoa không coi trọng mối quan tâm vấn đề này thì có thể liên hệ với bác sĩ khác để có thêm ý kiến thứ hai vì không phải tất cả các bác sĩ đều có hiểu biết đầy đủ về việc nuôi con bằng sữa mẹ.

Nếu người mẹ không thể cho con bú khi đang dùng thuốc kháng sinh, trước lúc đó cần bảo đảm việc hút sữa và bảo quản sữa theo lịch trình thường xuyên để dự trữ và duy trì nguồn sữa cho con. Tất nhiên cũng phải bảo đảm trẻ được cho ăn bằng các phương pháp thay thế khác trong khi chờ đợi mẹ điều trị xong đợt thuốc kháng sinh, người mẹ có thể tiếp tục cho con bú sau khi cơ thể đã loại bỏ được thuốc kháng sau đợt điều trị.

TTƯT.BS Nguyễn Võ Hinh (nguyên Giám đốc Trung tâm Phòng chống Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Thừa Thiên - Huế)

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top