Lương y Phạm Ngọc Khánh - người sở hữu bài thuốc quý mang niềm hạnh phúc cho bệnh nhân mạn tính

“Cũng là một lần sống! Cuộc đời ấy, có bao lâu mà hững hờ! Sống là cho đâu nhận chỉ riêng mình” là một quan niệm sống đạo đức mà lương y Phạm Ngọc Khánh lựa chọn cho bản thân. Hơn 30 năm qua bằng tấm lòng y đức, niềm đam mê nghiên cứu chuyên sâu các loại bệnh mạn tính như suy giãn tĩnh mạch, tim mạch, tiểu đường... Lương y Phạm Ngọc Khánh đã mang niềm hạnh phúc lớn lao cho nhiều bệnh nhân trên toàn quốc.

Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện ngắn với ông để hiểu hơn về người thầy y đức đã giúp người bệnh tìm lại niềm vui, sức sống...

Phóng viên: Từ xưa đến nay thầy thuốc là một nghề cao quý được xã hội trọng vọng, tôn kính. Với tư cách của một thầy thuốc lại là một doanh nhân, ông có suy nghĩ gì trong bối cảnh hội nhập như hiện nay?

luong-y-khanh-pham.jpg
Lương y Phạm Ngọc Khánh.

Lương y Phạm Ngọc Khánh:

Bằng kinh nghiệm, tri thức, đôi bàn tay tài hoa những lương y, bác sĩ gọi chung là thầy thuốc có trách nhiệm cứu chữa cho những người bệnh. Doanh nhân là xây dựng các doanh nghiệp, vận hành, phát triển chúng để làm ra hàng hóa, dịch vụ cho xã hội, giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Doanh nhân phải làm ra lợi nhuận và biết đóng góp cho xã hội. Vừa là một lương y, một doanh nhân việc kết hợp được 2 yếu tố trên vô cùng cần thiết.

Bằng bài thuốc gia truyền cộng với quá trình nghiên cứu của mình, tôi đã bào chế ra những bài thuốc đặc trị các bệnh mạn tính vừa giúp người bệnh tìm lại niềm vui, sức sống vừa tạo công ăn việc làm cho nhân công lao động góp phần phát triển đất nước.

Nói vậy, bản thân những người như chúng tôi, cả một đời sống, nghiên cứu làm việc vì cái Tâm, cái Đức, của người thầy thuốc, chữ Tín của chủ doanh nghiệp. Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng việc phát huy những thế mạnh, giá trị bản thân vì một cộng đồng khỏe mạnh không bệnh tật là điều tôi hướng tới và phát triển hơn nữa.

Liệu một người đảm nhiệm 2 trọng trách quan trọng khác nhau như vậy có khó khăn hay đối lập gì không thưa ông?

Các cụ ta từng có câu “Không có việc gì khó chỉ sợ lòng không bền”, “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi, khó vì lòng người ngại núi e sông”. Xuất phát là người thầy thuốc, tôi khám chữa bệnh, bốc thuốc cho những bệnh nhân bằng đúng cái Tâm, Đức, niềm đam mê cống hiến của mình. Trong quá trình khám chữa bệnh, điều trị tại phòng khám và cho về nhà người bệnh rất khó khăn, tốn công trong việc sao, sắc thuốc lá, tôi nảy ra y định bào chế thành những viên hoàn tán, bào chế thành thực phẩm chức năng để đảm bảo yếu tố vi lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản phẩm.

Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Tâm thống Phước An Đường và Tĩnh Mạch Phước An Đường (sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh) được chiết xuất từ cây thuốc Nam gồm nhiều vị thuốc để hỗ trợ điều trị đau thắt ngực, khó thở, thiếu máu cơ tim, hẹp mạch vành. Tĩnh mạch An Đường hỗ trợ suy giãn tĩnh mạch huyết khối giúp lưu thông khí huyết.

Với mong muốn giúp người bệnh khắp nơi được sử dụng bài thuốc gia truyền hữu hiệu với bệnh lại gọn nhẹ nên tôi đã quyết tâm nghiên cứu thành công ra những sản phẩm hiện nay.

Nên là doanh nhân hay lương y ai gọi thế nào tôi cũng đều trân trọng và luôn tự nhủ với lòng: Hãy cứ cho đi khi đời còn cho phép, “hãy lấp đầy khoảng trống, làm trống nhiều khoảng đầy và gãi đúng chỗ ngứa” thì mọi việc chúng ta đều có thể giải quyết tốt đẹp, vẹn toàn.

Được biết, nhiều bệnh nhân ở khắp nơi đã được ông chữa khỏi bênh suy giãn tĩnh mạch. Ông có thể nói qua về căn bệnh này và dự định của Phòng khám Phước An Đường trong thời gian tới?

Giãn tĩnh mạch là do tình trạng suy van tĩnh mạch và ứ trệ tuần hoàn tĩnh mạch cùng với hiện tượng viêm của thành tĩnh mạch, tức là việc dẫn máu về tim không còn hiệu quả nữa, gây ứ đọng máu ở phần thấp của chân và lan lên dần. Những người có nguy cơ cao mắc là: Phụ nữ trong độ tuổi 35 - 50, làm công việc đứng lâu, ngồi nhiều và đang có triệu chứng sớm như đau, sưng, nặng chân về chiều.

Mới đầu, người bệnh có thể thấy những hình mạng nhện màu đỏ hoặc màu xanh ở bắp chân. Khi bệnh nặng hơn, máu bị ứ trệ ở chân khiến người bệnh có cảm giác khó chịu ở chân gồm: Căng tức ở bắp chân, mỏi chân... và có các biểu hiện của hội chứng chân không nghỉ. Giai đoạn cuối cùng có thể diễn tiến đến tình trạng giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, các tĩnh giãn rất lớn, ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da chân phía dưới gây viêm loét, nhiễm trùng. Những triệu chứng ban đầu thường thoảng qua, rất nhiều trường hợp tìm đến Phòng khám Phước An đường khi bệnh đã nặng.

Tính đến thời điểm này chúng tôi đã chữa thành công cho nhiều ca bệnh nặng trở lại hoạt động bình thường nhờ bài thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch gia truyền cộng với 30 năm kinh nghiệm nghiên cứu chuyên sâu của tôi. Trong vài năm trở lại đây, chúng tôi đã bào chế ra viên nang hỗ trợ điều trị tiểu đường, tim mạch, suy giãn tĩnh mạch, giúp bệnh nhân không cần sắc, nấu thuốc mà hiệu quả rất tốt.

Xin cảm ơn Lương y Phạm Ngọc Khánh.

Mong muốn góp một phần công sức vào công cuộc xua tan nỗi đau bệnh tật cho bệnh nhân. Bệnh nhân muốn tìm hiểu bệnh kỹ hơn và được tư vấn có thể liên hệ Lương y Phạm Ngọc Khánh, Phòng khám YHCT Phước An Đường.

ĐT: 0903982619

ĐC: 799 Phạm Văn Bạch, phường 12, quận Gò Vấp, TPHCM

Website: www.yhocphuocanduong.com<...

Quảng cáo

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top