Lượng nước biển nhiễm phóng xạ từ sự cố Fukushima gần ta tới mức nào?

Ngày 26/8/2021, Nội các Nhật Bản đã thông qua dự luật về việc xả nước nhiễm phóng xạ từ sự cố Fukushima đã qua xử lý ra Thái Bình Dương để giảm thiểu các vấn đề liên quan đến trữ lượng nước thải phóng xạ.
fukushima-nuclear-accident-discharge-macroscopic-and-microscopic-diffusion-analyses-777x865.jpg

Như vậy, một lượng lớn hạt nhân phóng xạ có thể ảnh hưởng tới hệ sinh thái đại dương và từ đó ảnh hưởng tới đánh bắt hải sản và sức khỏe con người. Tác động quốc tế của các đợt xả tại Fukushima – quá trình có thể sẽ kéo dài tới 30-40 năm – vẫn chưa thể xác định rõ.

Để giải quyết vấn đề này, nhóm nghiên cứu từ đại học Tsinghua, Trung Quốc, đã phát triển mô hình phân tích dưới góc độ vĩ mô và vi mô, để mô phỏng quá trình xả thải các nguyên tố phóng xạ.

Mô hình vĩ mô chủ yếu tập trung phân tích sự phân bố của các chất gây ô nhiễm, trong khi mô hình vi mô sẽ tập trung vào tác động của từng chất ô nhiễm riêng rẽ.

Kết quả mô hình vĩ mô (số liệu B) cho thấy, ở giai đoạn đầu của đợt xả thải, số lượng các khu vực ô nhiễm sẽ gia tăng nhanh chóng, đạt tới 30° vĩ × 40° kinh chỉ trong vòng 120 ngày. Do sự ảnh hưởng của các dòng hải lưu, tốc độ phân tán các chất ô nhiễm sẽ cao đáng kể theo vĩ độ hơn là kinh độ.

Trong 1.200 ngày, các chất ô nhiễm sẽ bao phủ hầu khắp khu vực Bắc Thái Bình Dương, và gần chạm tới bờ vịnh Bắc Mỹ về phía Tây, và Châu Úc về phía Nam. Các chất ô nhiễm sau đó sẽ lan nhanh chóng tới Nam Thái Bình Dương do sự ảnh hưởng của dòng hải lưu Xích đạo dọc theo kênh đào Panama. Ấn Độ Dương cũng sẽ bị ảnh hưởng, do dòng nước tràn lên từ Bắc Châu Úc, trong 2.400 ngày. Vào ngày thứ 3.600, chất ô nhiễm sẽ bao phủ hầu như toàn bộ Thái Bình Dương

Đáng chú ý, mặc dù nước nhiễm xạ được xả gần đảo Nhật Bản, nhưng trung tâm phân tán (biểu thị bằng màu vàng và đỏ trong số liệu B và C) lại di chuyển theo hướng Đông dọc theo vĩ tuyến 35°B theo thời gian.

Nhóm nghiên cứu đã lập biểu đồ về nồng độ chất ô nhiễm trong các vùng nước lân cận của Miyazaki, Thượng Hải, và San Diego, tất cả đều gần vĩ tuyến 30°B, như được biểu diễn trong số liệu D. Khu vực Miyazaki sẽ bị ô nhiễm đầu tiên, theo sau là Thượng Hải và San Diego, theo thứ tự cách xa Fukushima.

Dựa trên xu hướng của 3 đường cong, nồng độ ô nhiễm tại mỗi khu vực gia tăng nhanh chóng khi mới đầu trước khi trở nên ổn định. Mặc dù San Diego là thành phố cuối cùng trong số 3 thành phố bị ảnh hưởng, nồng độ chất ô nhiễm tại vùng nước lân cận tại đây thậm chí còn cao hơn các khu vực gần Miyazaki.

Sự khác biệt về nồng độ này là do ảnh hưởng của các dòng hải lưu mạnh gần Nhật Bản. Cụ thể, Fukushima có vị trí tại hợp lưu Kuroshio (phía Bắc) và Oyashio (phía Nam). Vì vậy, hầu hết các chất ô nhiễm không di chuyển về phía Bắc và Nam dọc theo bờ biển mà lan nhanh về hướng Đông theo hướng gió Tây Bắc Thái Bình Dương.

Trong những đợt xả nước nhiễm xạ đã qua xử lí đầu tiên, tác động của nó sẽ tập trung ở các vùng vịnh Châu Á. Tuy nhiên, về lâu dài, các nguyên tố phóng xạ sẽ tập trung chủ yếu gần Bắc Mỹ với nồng độ cao, trở thành vấn đề đáng quan ngại.

Theo Scitechdaily
Tràn lan rác thải ô nhiễm vùng ven đô Hà Nội

Tràn lan rác thải ô nhiễm vùng ven đô Hà Nội

Nhiều vị trí đất trống ven đô Hà Nội được “tận dụng” làm bãi chứa rác thải không đúng quy định. Rác không được phân loại, bốc mùi hôi thối, bủa vây khu dân cư. Thậm chí, rác được đốt trực tiếp, tạo ra luồng khói ô nhiễm, ngột ngạt.
back to top