Lừa SARS-CoV-2 liên kết với đoạn protein giả để vô hiệu hóa

Các nhà khoa học Mỹ đã phát triển đoạn protein giả để đánh lừa virus SARS-CoV-2 khiến nó bất hoạt, không thể lây nhiễm vào các tế bào.

<div><img src="https://khds.1cdn.vn/2021/02/23/img-nhandan-com-vn_who_1598350801522-1614076184568.jpg" /> <em><span>C&aacute;c gai protein bao quanh virus SARS-CoV-2. Ảnh: WHO.</span></em> <p>Cụ thể, c&aacute;c nh&agrave; khoa học Đại học bang Ohio, Mỹ đ&atilde; ph&aacute;t triển c&aacute;c đoạn protein - được gọi l&agrave; peptit - vừa kh&iacute;t với r&atilde;nh tr&ecirc;n gai protein của virus SARS-CoV-2 m&agrave; n&oacute; thường sử dụng để tiếp cận tế b&agrave;o chủ. C&aacute;c peptit n&agrave;y c&oacute; hiệu quả đ&aacute;nh lừa virus &ldquo;bắt tay&rdquo; với một bản sao thay v&igrave; với protein thực tr&ecirc;n bề mặt tế b&agrave;o m&agrave; virus định&nbsp;x&acirc;m nhập.</p> <p><strong>Sản xuất&nbsp;peptit để h&ograve;a lẫn trong chất khử tr&ugrave;ng bề mặt nhằm bất hoạt virus</strong></p> <p>Nghi&ecirc;n cứu trước đ&acirc;y đ&atilde; x&aacute;c định rằng, virus SARS-CoV-2 li&ecirc;n kết với một protein thụ thể tr&ecirc;n bề mặt tế b&agrave;o đ&iacute;ch được gọi l&agrave; ACE2. Thụ thể n&agrave;y nằm tr&ecirc;n một số loại tế b&agrave;o nhất định trong phổi v&agrave; khoang mũi của con người, cung cấp cho SARS-CoV-2 nhiều điểm tiếp cận để l&acirc;y nhiễm v&agrave;o cơ thể.</p> <p>Để thực hiện c&ocirc;ng tr&igrave;nh nghi&ecirc;n cứu n&agrave;y, c&aacute;c nh&agrave; khoa học của Đại học bang Ohio đ&atilde; thiết kế v&agrave; thử nghiệm c&aacute;c peptit giống ACE2 đủ để &ldquo;thuyết phục&rdquo; SARS-CoV-2 li&ecirc;n kết với ch&uacute;ng. H&agrave;nh động n&agrave;y ngăn chặn khả năng x&acirc;m nhập v&agrave;o b&ecirc;n trong tế b&agrave;o của virus. Nghi&ecirc;n cứu được c&ocirc;ng bố tr&ecirc;n tạp ch&iacute; <em>Bioconjugate Chemistry</em> số th&aacute;ng 1.</p> <p>Trợ l&yacute; gi&aacute;o sư, Tiến sĩ Amit Sharma, Đại học bang Ohio, đồng t&aacute;c giả của nghi&ecirc;n cứu cho biết: &ldquo;Mục ti&ecirc;u của ch&uacute;ng t&ocirc;i l&agrave; bất cứ khi n&agrave;o SARS-CoV-2 tiếp x&uacute;c với c&aacute;c peptit, virus sẽ bị bất hoạt. Điều n&agrave;y l&agrave; do gai protein của virus đ&atilde; li&ecirc;n kết với một thứ kh&aacute;c thay v&igrave; li&ecirc;n kết với tế b&agrave;o&rdquo;.</p> <p>Theo &ocirc;ng Amit Sharma, &ldquo;để l&agrave;m được điều n&agrave;y, ch&uacute;ng ta phải tiếp cận với virus trong khi n&oacute; vẫn ở b&ecirc;n ngo&agrave;i tế b&agrave;o&rdquo;.</p> <p>Nh&oacute;m nghi&ecirc;n cứu của bang Ohio dự kiến ​​sẽ sản xuất c&aacute;c peptit n&agrave;y để h&ograve;a lẫn trong chất khử tr&ugrave;ng bề mặt dạng xịt hoặc kh&iacute; dung, c&ugrave;ng một số c&aacute;c ứng dụng kh&aacute;c, để chặn SARS-CoV-2 đang tồn tại x&acirc;m nhập v&agrave;o c&aacute;c tế b&agrave;o mục ti&ecirc;u.</p> <p>Trợ l&yacute; gi&aacute;o sư, Tiến sĩ Ross Larue, Đại học bang Ohio, đồng t&aacute;c giả cho biết: &ldquo;Với kết quả tạo ra từ c&aacute;c peptit n&agrave;y, ch&uacute;ng t&ocirc;i c&oacute; đủ cơ sở để chuyển sang bước ph&aacute;t triển sản phẩm&rdquo;.</p> <p><strong>Sẽ sử dụng phương ph&aacute;p n&agrave;y trong điều trị Covid-19</strong></p> <div class="light-img"> <figure data-src="https://khds.1cdn.vn/2021/02/23/img-nhandan-com-vn_sars_cov_2_spike_protein_ace2_re-1614076257919.jpg" data-sub-html=".img-cap"><img alt="Lừa SARS-CoV-2 liên kết với đoạn protein giả để vô hiệu hóa -0" src="https://khds.1cdn.vn/2021/02/23/img-nhandan-com-vn_sars_cov_2_spike_protein_ace2_re-1614076257919.jpg" /> <figcaption class="img-cap"><em>Ảnh đồ họa sự tương t&aacute;c giữa cấu tr&uacute;c gai protein của virus SARS-CoV-2 v&agrave; thụ thể ACE2. Nguồn: Đại học Bang Ohio.&nbsp;</em></figcaption> </figure> </div> <p>Virus SARS-CoV-2 giống như tất cả c&aacute;c loại virus kh&aacute;c, thường x&acirc;m nhập v&agrave;o c&aacute;c tế b&agrave;o sống để tấn c&ocirc;ng c&aacute;c chức năng của tế b&agrave;o, tạo ra c&aacute;c bản sao của ch&iacute;nh ch&uacute;ng v&agrave; g&acirc;y nhiễm tr&ugrave;ng. Sự nh&acirc;n l&ecirc;n của virus rất nhanh, c&oacute; thể &aacute;p đảo hệ thống vật chủ trước khi c&aacute;c tế b&agrave;o miễn dịch tập hợp đủ mạnh để bảo vệ cơ thể.</p> <p>Một l&yacute; do khiến SARS-CoV-2 c&oacute; khả năng l&acirc;y nhiễm cao l&agrave; do n&oacute; li&ecirc;n kết rất chặt chẽ với thụ thể ACE2 vốn c&oacute; nhiều tr&ecirc;n c&aacute;c tế b&agrave;o ở người v&agrave; một số lo&agrave;i động vật kh&aacute;c. Gai protein tr&ecirc;n bề mặt SARS-CoV-2 đ&atilde; trở th&agrave;nh đặc điểm dễ nhận biết nhất, cũng l&agrave; cơ sở cho sự th&agrave;nh c&ocirc;ng của n&oacute; trong việc gắn v&agrave;o ACE2.</p> <p>Tiến sĩ Sharma v&agrave; c&aacute;c đồng nghiệp của &ocirc;ng đ&atilde; kiểm tra chặt chẽ h&igrave;nh ảnh gai protein của SARS-CoV-2 v&agrave; thụ thể ACE2, ph&oacute;ng to ch&iacute;nh x&aacute;c c&aacute;ch thức tương t&aacute;c của ch&uacute;ng v&agrave; những kết nối cần thiết để hai protein khớp v&agrave;o vị tr&iacute;. Họ ch&uacute; &yacute; đến một c&aacute;i đu&ocirc;i giống như dải băng xoắn ốc tr&ecirc;n thụ thể ACE2, n&oacute; trở th&agrave;nh điểm khởi đầu cho việc thiết kế c&aacute;c peptit.</p> <p>&ldquo;Hầu hết c&aacute;c peptit m&agrave; ch&uacute;ng t&ocirc;i thiết kế đều dựa tr&ecirc;n dải băng tiếp x&uacute;c với gai protein. Ch&uacute;ng t&ocirc;i tập trung v&agrave;o việc tạo ra c&aacute;c peptit ngắn nhất c&oacute; thể với c&aacute;c điểm tiếp x&uacute;c thiết yếu tối thiểu&rdquo;, Tiến sĩ Sharma cho biết.</p> <p>Nh&oacute;m nghi&ecirc;n cứu đ&atilde; thử nghiệm một số peptit l&agrave;m &ldquo;chất ức chế cạnh tranh&rdquo; kh&ocirc;ng chỉ c&oacute; thể li&ecirc;n kết an to&agrave;n với c&aacute;c gai protein của SARS-CoV-2 m&agrave; c&ograve;n ngăn chặn hoặc giảm thiểu sự nh&acirc;n l&ecirc;n của virus trong c&aacute;c tế b&agrave;o nu&ocirc;i cấy.</p> <p>Trong c&aacute;c nghi&ecirc;n cứu tế b&agrave;o, hai peptit, một c&oacute; điểm tiếp x&uacute;c tối thiểu v&agrave; một peptit kh&aacute;c lớn hơn, c&oacute; hiệu quả trong việc giảm nhiễm SARS-CoV-2 so với đối chứng.</p> <p>Tiến sĩ Sharma m&ocirc; tả những ph&aacute;t hiện n&agrave;y l&agrave; bước khởi đầu để họ phối hợp với nh&oacute;m c&aacute;c nh&agrave; virus học v&agrave; nh&agrave; h&oacute;a dược để tiếp tục ph&aacute;t triển sản phẩm.&nbsp;</p> <p>Tiến sĩ Sharma n&oacute;i: &ldquo;Ch&uacute;ng t&ocirc;i đang thực hiện một c&aacute;ch tiếp cận đa hướng. Với những peptide n&agrave;y, ch&uacute;ng t&ocirc;i đ&atilde; x&aacute;c định được những điểm tiếp x&uacute;c tối thiểu cần thiết để bất hoạt virus. Trong tương lai, ch&uacute;ng t&ocirc;i c&oacute; kế hoạch tập trung ph&aacute;t triển&nbsp;c&ocirc;ng nghệ n&agrave;y cho c&aacute;c mục đ&iacute;ch điều trị&quot;.</p> <p>&ldquo;Mục ti&ecirc;u l&agrave; v&ocirc; hiệu h&oacute;a virus một c&aacute;ch hiệu quả v&agrave; mạnh mẽ, v&agrave; hiện tại, do sự xuất hiện của c&aacute;c biến thể, ch&uacute;ng t&ocirc;i quan t&acirc;m đến việc đ&aacute;nh gi&aacute; c&ocirc;ng nghệ của m&igrave;nh chống lại c&aacute;c đột biến mới xuất hiện&rdquo;, Tiến sĩ Sharma cho biết.</p> <div class="contref thumbnail"> <ul> </ul> <strong>Theo Scitechdaily</strong> <ul><br /> &nbsp; </ul> </div> </div>

Theo nhandan.com.vn
Tân Phó Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu là ai?

Tân Phó Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu là ai?

Bộ trưởng Bộ Công an điều động và bổ nhiệm Đại tá Lê Anh Hưng - Trưởng phòng, Phòng Điều tra các tội phạm khác, Cục An ninh điều tra (Bộ Công an), đến nhận công tác và giữ chức vụ Phó Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
back to top