Lúa mạch cũng là vị thuốc

(khoahocdoisong.vn) - Hạt cây lúa mạch còn gọi đại mạch, nếu ngâm cho nảy mầm gọi là cốc nha. Mạch nha vị mặn, tính ôn; cốc nha vị ngọt, tính ôn, cả hai loại cùng vào hai kinh tỳ và vị có tác dụng tiêu hóa, hạ khí ức, tiêu tích, chủ trị cam tích trẻ con, thực tích, ăn không tiêu. Dưới đây là một số bài thuốc.

- Trị sữa ra không ngừng: Mạch nha 24g sắc uống.

- Trị chứng rối loạn tiêu hóa do tỳ vị hư hàn: Mạch nha, đảng sâm, bạch linh, bạch truật đều 10g, thảo quả 6g, hậu phác 6g, cam thảo 3g, can khương 3g, trần bì 5g sắc uống.

- Khó tiêu, trướng bụng, đau thượng vị: Mạch nha 20g, sơn tra 14g, thần khúc 12g, kê nội kim 12g sắc uống ngày một thang.

- Chữa phụ nữ sau sinh tắc sữa: Mạch nha nửa sống, nửa sao 100g sắc uống.

- Can khí uất, vị khí trệ biểu hiện như đầy ngực và vùng xương sườn, đau thượng vị: Mạch nha 30g, sài hồ 12g, chỉ thực 10g, xuyên luyện tử 12g sắc uống.

- Trị rối loạn tiêu hóa, bụng đầy, chán ăn do tỳ vị hư hàn: Sao mạch nha 20g, sơn tra 10g, trần bì 12g sắc uống.

- Trị viêm gan cấp, mạn tính: Dùng rễ non mạch nha lên mầm ở nhiệt độ thấp, sấy khô tán bột chế thành sirô, mỗi lần uống 10ml, ngày 3 lần, uống sau bữa ăn. Ngoài ra cho uống thêm men hoặc vitamin B, 30 ngày là một liệu trình. Uống liên tục sau khi chức năng gan phục hồi, uống tiếp 1 liệu trình nữa. Sau khi uống thuốc, các triệu chứng đau gan, chán ăn, mệt mỏi, sốt nhẹ đều được cải thiện, đặc biệt triệu chứng chán ăn được cải thiện rõ.

DS Nguyễn Văn Hào (Vũng Tàu)

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top