Lồng ruột lại tưởng kiết lỵ

(khoahocdoisong.vn) - Lồng ruột cấp là tình trạng một đoạn ruột chui vào một đoạn ruột khác, gây nên tắc ruột cấp tính. Trẻ bị đau bụng từng cơn, nôn ói, đi ngoài ra phân có máu nên các bậc cha mẹ dễ nhầm lẫn với bệnh kiết lỵ, chủ quan dẫn tới nguy hiểm.

Bé Nguyễn Văn H., 5 tháng tuổi (Hà Nội) bị ỉa chảy, phân nhày máu, mẹ bé cho đi khám, uống thuốc và khỏi. Mấy ngày sau, đang chơi thì bé chợt khóc thét, bỏ bú, phân có máu nhầy, mẹ bé cho rằng con chưa khỏi hẳn nên tiếp tục cho uống thuốc theo đơn cũ mà không đưa đi khám.

Đến khi bé sốt cao, ly bì, khóc thét từng cơn, nôn nhiều, phân có máu nhầy gia đình mới đưa bé đi cấp cứu thì được chẩn đoán lồng ruột giai đoạn muộn có nhiễm độc, nhiễm trùng nặng, tiên lượng rất xấu.

Lời bàn: BS Nguyễn Tiến Dũng, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, lồng ruột cấp là tình trạng một đoạn ruột chui vào một đoạn ruột khác, gây nên tắc ruột cấp tính. Trẻ bị đau bụng từng cơn, nôn ói, đi ngoài ra phân có máu nên các bậc cha mẹ dễ nhầm lẫn với bệnh kiết lỵ, chủ quan dẫn tới nguy hiểm.Vì vậy, khi thấy trẻ có biểu hiện trên cần đưa đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Có những trường hợp phát hiện quá muộn, bệnh nhi bị nhiễm độc, nhiễm trùng nên tử vong.

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top