Loét miệng vì dùng nước muối đặc súc miệng

Nhiều người dùng nước muối súc miệng. Đây là một thói quen tốt. Tuy nhiên, có trường hợp loét miệng vì dùng nước muối đặc súc miệng.

Loét miệng vì sử dụng nước muối sai cách.

Bà Nguyễn Thị Đào (Hà Nội) hay bị hôi miệng, khó chịu, đau nên bà thường pha nước muối súc miệng. Nhưng vì để chắc chắn được sạch khuẩn, bà dùng nước muối đặc. Tuy nhiên bà không ngờ rằng, vừa ngậm được một lúc miệng bà càng khó chịu hơn, thậm chí có cảm giác như phần da bị rộp, bong ra.

Cố chịu mấy ngày với suy nghĩ miệng sẽ sạch khuẩn, không ngờ miệng bà càng bị hôi nặng hơn.

Đi khám bác sĩ bảo bà bị loét miệng vì dùng nước muối đặc súc miệng

Lời bàn: Nhiều người có quan niệm ngậm muối hạt hay nước muối đặc, càng mặn càng tốt. Có khả năng vệ sinh miệng, diệt khuẩn cao. Nhưng đây là thói quen xấu, cần thay đổi để đảm bảo an toàn. Nếu ngậm nước muối mặn quá có thể dẫn đến tình trạng như bị bỏng. Tức muối làm tổn thương, trợt loét các tế bào niêm mạc miệng, họng.

Lúc này, không chỉ khoang miệng bị đau, khó chịu mà tình trạng hôi miệng càng nặng hơn do vi khuẩn có điều kiện để phát triển. Vì thế, trước tình trạng này nên đi khám nha khoa. Đánh răng sạch sẽ, ngậm súc nước muối sinh lý.

BS Nguyễn Văn Tuấn

(Nguyên cán bộ Bệnh viện Bạch Mai)

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top