Loét đại tràng vì ăn hải sản sống

(khoahocdoisong.vn) - Vibrio Parahaemoltticus là phảy khuẩn Gram âm, di động gây bệnh tiêu chảy cấp tính ở người khi ăn hải sản đặc biệt khi ăn cá hoặc tôm sống.

Anh Nguyễn Văn P. (56 tuổi, Nam Định) sau khi ăn gỏi cá và tôm sống thì bị sốt, đau đầu, đau bụng và tiêu chảy. Kết quả nội soi anh bị loét đại tràng sigma và trong phân có bạch cầu. Bác sĩ khuyên anh không nên ăn hải sản sống vì bệnh của anh phát sinh là do vi khuẩn Vibrio Parahaemoltticus trong hải sản gây ra.

Lời bàn: GS.TSKH Phùng Đắc Cam, Viện Vệ sinh Dịch tễ T.Ư cho biết, Vibrio Parahaemoltticus là phảy khuẩn gram âm, di động gây bệnh tiêu chảy cấp tính ở người khi ăn hải sản, đặc biệt là ăn cá hoặc tôm sống. Vibrio Parahaemoltticus sinh ra hemolysin và nhiều loại độc tố.

Hầu hết các vụ ngộ độc thức ăn do Vibrio Parahaemoltticus xảy ra chủ yếu vào mùa hè. Bệnh nhân bị tiêu chảy mất nước, đau quặn bụng, buồn nôn, nôn và nhức đầu. Sốt và rét run ít gặp hơn. Rất ít khi đi tiêu ra máu như hội chứng lỵ. Đôi khi có loét nông ở đại tràng sigma và trong phân có bạch cầu. Bệnh tiêu chảy thường ngắn, không mất nhiều nước. Không có người lành mang trùng lâu dài.

Để phòng tránh vi khuẩn Vibrio Parahaemoltticus cần ăn chín uống sôi, không nên ăn hải sản chưa được nấu chín.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top