Loạn danh xưng trường quốc tế

Từ vụ việc học sinh lớp 1 Trường liên cấp quốc tế Gateway (Hà Nội) thiệt mạng trên xe đưa đón, phụ huynh mới chưng hửng về mác “quốc tế” gắn vô tội vạ ở nhiều trường trong cả nước từ mầm non đến đại học.

<div> <div> <p>Theo &ocirc;ng Phạm Ngọc Anh, Trưởng ph&ograve;ng GD-ĐT Q.Cầu Giấy (H&agrave; Nội), trong quyết định th&agrave;nh lập, Trường li&ecirc;n cấp quốc tế Gateway c&oacute; t&ecirc;n l&agrave;&nbsp;Trường tiểu học Gateway.&nbsp;&Ocirc;ng Ngọc Anh khẳng định, theo c&aacute;c quy định của ph&aacute;p luật, sẽ kh&ocirc;ng c&oacute; trường n&agrave;o do ng&agrave;nh GD-ĐT nước ta quản l&yacute; l&agrave; trường quốc tế, m&agrave; chỉ c&oacute; trường c&oacute; yếu tố nước ngo&agrave;i (về đầu tư, về nh&acirc;n sự, về chương tr&igrave;nh học). &ldquo;Chữ quốc tế l&agrave; c&oacute; thể do trường tự gắn v&agrave;o để tự quảng c&aacute;o&rdquo;, &ocirc;ng Ngọc Anh n&oacute;i.</p> <p><strong>M&aacute;c &ldquo;quốc tế&rdquo;: Chuyện mới, chi&ecirc;u cũ</strong></p> <p>Tuy nhi&ecirc;n, kh&ocirc;ng chỉ đến giờ phụ huynh mới được nếm &ldquo;quả lừa&rdquo; về m&aacute;c trường quốc tế. C&aacute;ch đ&acirc;y 8 năm, nhiều cơ quan b&aacute;o ch&iacute; H&agrave; Nội nhận được đơn kiến nghị của tập thể phụ huynh Trường tiểu học v&agrave; THCS d&acirc;n lập Thế giới trẻ em về việc họ bị lừa, tưởng cho con học trường quốc tế của Singapore đ&oacute;ng tại H&agrave; Nội với mức học ph&iacute; &ldquo;quốc tế&rdquo; (khoảng 130 - 140 triệu đồng/năm học), nhưng h&oacute;a ra đ&oacute; chỉ l&agrave; một trường d&acirc;n lập trong nước, học theo chương tr&igrave;nh m&agrave; Bộ GD-ĐT VN ban h&agrave;nh. Theo c&aacute;c phụ huynh n&agrave;y, từ c&aacute;i t&ecirc;n được gắn ở cổng trường đến c&aacute;c giao dịch h&agrave;nh ch&iacute;nh với phụ huynh đều khiến họ đinh ninh m&igrave;nh đang cho con theo học Trường quốc tế Singapore (SIS).</p> <p>Gần đ&acirc;y hơn, c&oacute; vụ li&ecirc;n quan tới việc li&ecirc;n kết với một &ldquo;trường ma&rdquo; ở Mỹ của Trường phổ th&ocirc;ng quốc tế Newton, m&agrave; B&aacute;o Thanh Ni&ecirc;n c&oacute; loạt b&agrave;i phản &aacute;nh. Sau đ&oacute;, trường n&agrave;y đ&atilde; phải ngừng chương tr&igrave;nh li&ecirc;n kết đ&oacute;. Hiện tại, trường đ&atilde; quay về t&ecirc;n Trường phổ th&ocirc;ng Newton, nhưng trong một số văn bản cũ vẫn c&ograve;n m&aacute;c &ldquo;quốc tế&rdquo;.</p> <p><strong>Mập mờ t&ecirc;n gọi</strong></p> <p>Theo phản &aacute;nh của c&aacute;c phụ huynh, khi t&igrave;m hiểu trường tư ở ph&acirc;n kh&uacute;c thị trường gi&aacute; cao, họ &ldquo;hoa mắt&rdquo; v&igrave; nhan nhản những trường danh xưng quốc tế, thậm ch&iacute; treo biển hiệu bằng cả tiếng Anh v&agrave; tiếng Việt chữ &ldquo;quốc tế&rdquo; (hoặc &ldquo;international&rdquo;) trước t&ecirc;n ri&ecirc;ng của trường, m&agrave; thực chất &ldquo;quốc tế&rdquo; đến đ&acirc;u th&igrave; kh&ocirc;ng ai biết. Thậm ch&iacute;, c&ograve;n c&oacute; t&igrave;nh trạng trường gắn t&ecirc;n quốc tế m&agrave; hoạt động rất &egrave;o uột.</p> <p>Theo ghi nhận của PV Thanh Ni&ecirc;n, cơ sở vật chất của Trường quốc tế Global (tại H&agrave; Nội) kh&aacute; khang trang nhưng nhiều diện t&iacute;ch lại đang cho một trường THCS kh&aacute;c thu&ecirc; địa điểm. Trường quốc tế Global rất &iacute;t học sinh, mỗi khối dường như chỉ c&oacute; một lớp, hoạt động c&oacute; t&iacute;nh cầm cự từ nhiều năm nay.</p> <p>C&ograve;n theo hiệu trưởng một trường tư thục tại H&agrave; Nội, một trường học c&oacute; thể c&oacute; 2 t&ecirc;n, t&ecirc;n trường (theo quyết định th&agrave;nh lập) v&agrave; t&ecirc;n thương hiệu (c&oacute; trong đề &aacute;n xin ph&eacute;p th&agrave;nh lập trường). Khi treo biển, c&aacute;c cơ quan chức năng vẫn cho ph&eacute;p để t&ecirc;n thương hiệu c&ugrave;ng với t&ecirc;n trường. V&igrave; thế, nhiều trường tận dụng điều n&agrave;y để &ldquo;l&aacute;ch&rdquo; luật, ghi m&aacute;c quốc tế k&egrave;m theo để phụ huynh ngộ nhận đ&oacute; l&agrave; t&ecirc;n trường. Chữ &ldquo;quốc tế&rdquo; lại bao h&agrave;m đa dạng &yacute; nghĩa n&ecirc;n phụ huynh c&agrave;ng kh&oacute; nhận biết đ&acirc;u l&agrave; thực chất.</p> <p>&ldquo;Trong chương tr&igrave;nh học, c&oacute; một ch&uacute;t yếu tố quốc tế th&igrave; trường c&oacute; thể tự giới thiệu l&agrave; m&igrave;nh dạy chương tr&igrave;nh quốc tế. Cho n&ecirc;n, cần phải c&oacute; một hướng dẫn của ng&agrave;nh GD-ĐT, thế n&agrave;o l&agrave; chương tr&igrave;nh quốc tế, hoặc phải kiểm định chương tr&igrave;nh được gọi l&agrave; quốc tế v&agrave; c&ocirc;ng khai th&ocirc;ng tin n&agrave;y cho x&atilde; hội biết. Nhưng vấn đề l&agrave; quan chức ng&agrave;nh GD-ĐT dường như cũng kh&ocirc;ng thật sự hiểu thế n&agrave;o l&agrave; chương tr&igrave;nh quốc tế. N&oacute;i chương tr&igrave;nh Cambridge th&igrave; họ chỉ biết đấy l&agrave; Cambridge chứ cũng kh&ocirc;ng hiểu bản chất Cambridge l&agrave; g&igrave;! Hoặc nhiều khi thấy trường n&agrave;o đ&oacute; d&ugrave;ng một bộ s&aacute;ch gi&aacute;o khoa của nước ngo&agrave;i để dạy th&igrave; nghĩ rằng trường dạy chương tr&igrave;nh quốc tế. Sự nhập nhằng n&agrave;y rất ảnh hưởng tới m&ocirc;i trường ph&aacute;t triển gi&aacute;o dục, nảy sinh sự cạnh tranh kh&ocirc;ng l&agrave;nh mạnh, rất ảnh hưởng tới c&aacute;c đơn vị l&agrave;m gi&aacute;o dục tử tế&rdquo;, vị hiệu trưởng n&agrave;y chia sẻ.</p> <p><strong>Cơ quan quản l&yacute; bối rối</strong></p> <p>Một nguy&ecirc;n l&atilde;nh đạo quản l&yacute; hoạt động gi&aacute;o dục của Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết từ trước tới nay Sở cũng kh&aacute; bối rối với việc quản l&yacute; c&aacute;c trường c&oacute; chữ &ldquo;quốc tế,&rdquo; v&igrave; nhiều trường kh&ocirc;ng r&otilde; r&agrave;ng, đ&aacute;nh tr&aacute;o kh&aacute;i niệm.</p> <p>Hiện nay, ở TP.HCM c&oacute; 3 loại h&igrave;nh trường gắn chữ &ldquo;quốc tế&rdquo;. Một l&agrave; c&aacute;c trường c&oacute; 100% vốn nước ngo&agrave;i đầu tư, c&oacute; sự th&uacute;c đẩy của cơ quan ngoại giao nước ngo&agrave;i. C&aacute;c trường n&agrave;y hầu như chỉ dạy con em của người nước ngo&agrave;i đang l&agrave;m việc tại VN v&agrave; dạy ho&agrave;n to&agrave;n bằng tiếng nước ngo&agrave;i. Thứ hai l&agrave; trường c&oacute; yếu tố của doanh nghiệp, c&aacute; nh&acirc;n nước ngo&agrave;i đầu tư, dạy chương tr&igrave;nh của Bộ GD-ĐT, lấy bằng VN, dạy th&ecirc;m chương tr&igrave;nh nước ngo&agrave;i bằng tiếng Anh. Thứ ba l&agrave; loại trường ngo&agrave;i c&ocirc;ng lập, do người VN th&agrave;nh lập, dạy chương tr&igrave;nh của Bộ GD-ĐT. C&aacute;c trường n&agrave;y c&oacute; thể dạy th&ecirc;m chương tr&igrave;nh to&aacute;n, khoa học bằng tiếng Anh để lấy c&aacute;c chứng chỉ của Cambridge, hoặc dạy nhiều giờ tiếng Anh hơn.</p> <p>&ldquo;Tuy c&oacute; thể ph&acirc;n biệt c&aacute;c loại h&igrave;nh trường nhưng về quản l&yacute;, c&aacute;c sở GD-ĐT cũng kh&ocirc;ng thể cấm c&aacute;c trường gắn th&ecirc;m chữ &ldquo;quốc tế&rdquo;. Ngay cả c&aacute;c trung t&acirc;m ngoại ngữ, tin học cũng tương tự. Khi chữ &ldquo;quốc tế&rdquo; được c&aacute;c đơn vị d&ugrave;ng l&agrave;m t&ecirc;n ri&ecirc;ng th&igrave; kh&ocirc;ng thể cấm v&igrave; kh&ocirc;ng vi phạm luật. Chẳng hạn đơn vị lấy t&ecirc;n &ldquo;Trường quốc tế A&rdquo; th&igrave; cụm &ldquo;quốc tế A&rdquo; l&agrave; t&ecirc;n ri&ecirc;ng, kh&ocirc;ng thể cấm&rdquo;, người n&agrave;y n&oacute;i.</p> <p>&Ocirc;ng Phạm Xu&acirc;n Tiến, Ph&oacute; gi&aacute;m đốc Sở GD-ĐT H&agrave; Nội, cho biết: &ldquo;Vi phạm như thế n&agrave;o v&agrave; xử l&yacute; ra sao lại l&agrave; thẩm quyền của ng&agrave;nh văn h&oacute;a, v&igrave; li&ecirc;n quan tới c&aacute;c hoạt động quảng c&aacute;o thương hiệu. Tất nhi&ecirc;n, cũng kh&ocirc;ng thể n&oacute;i l&agrave; ng&agrave;nh GD-ĐT &ldquo;v&ocirc; can&rdquo; khi để xảy ra việc tương tự&rdquo;.</p> <p>Kh&ocirc;ng c&oacute; quy định n&agrave;o của nh&agrave; nước về trường quốc tế</p> <p>Theo luật Gi&aacute;o dục 2019 (c&oacute; hiệu lực từ 1.7.2019), c&oacute; 3 loại h&igrave;nh trường. Một l&agrave; trường c&ocirc;ng lập do nh&agrave; nước đầu tư. Hai l&agrave; trường d&acirc;n lập do cộng đồng d&acirc;n cư ở cơ sở gồm tổ chức v&agrave; c&aacute; nh&acirc;n đầu tư x&acirc;y dựng cơ sở vật chất v&agrave; bảo đảm điều kiện hoạt động (loại h&igrave;nh trường d&acirc;n lập chỉ &aacute;p dụng đối với cơ sở gi&aacute;o dục mầm non). Ba l&agrave; trường tư thục do nh&agrave; đầu tư trong nước hoặc nh&agrave; đầu tư nước ngo&agrave;i đầu tư v&agrave; bảo đảm điều kiện hoạt động.</p> <p>Theo c&aacute;ch hiểu phổ biến của giới chuy&ecirc;n m&ocirc;n, trường quốc tế phải l&agrave; trường c&oacute; vốn đầu tư từ nước ngo&agrave;i, dạy học 100% chương tr&igrave;nh quốc tế (chứ kh&ocirc;ng phải chương tr&igrave;nh do Bộ GD-ĐT ban h&agrave;nh). Theo Nghị định 86 (quy định về đầu tư của nước ngo&agrave;i trong lĩnh vực GD-ĐT) th&igrave; trường n&agrave;o dạy 100% chương tr&igrave;nh quốc tế kh&ocirc;ng được nhận qu&aacute; 50% học sinh quốc tịch VN. Nếu hiểu theo nghĩa n&agrave;y, số trường quốc tế rất &iacute;t.</p> <p>Điều 29 của Nghị định 86 về &ldquo;Đặt t&ecirc;n cơ sở gi&aacute;o dục c&oacute; vốn đầu tư nước ngo&agrave;i&rdquo; c&oacute; quy định r&otilde; chuyện đặt t&ecirc;n. Đ&oacute; l&agrave; đối với trường, t&ecirc;n phải bao gồm c&aacute;c yếu tố cấu th&agrave;nh được sắp xếp theo trật tự: &ldquo;trường&rdquo;, &ldquo;cấp học hoặc tr&igrave;nh độ đ&agrave;o tạo&rdquo; v&agrave; t&ecirc;n ri&ecirc;ng. X&eacute;t cả luật v&agrave; nghị định tr&ecirc;n, hiện nay ở VN kh&ocirc;ng hề c&oacute; kh&aacute;i niệm &ldquo;trường quốc tế&rdquo;.</p> <p>&Ocirc;ng Phạm Xu&acirc;n Tiến, Ph&oacute; gi&aacute;m đốc Sở GD-ĐT H&agrave; Nội, cho biết tất cả những trường gắn cho m&igrave;nh m&aacute;c quốc tế đều l&agrave; tự phong.</p> <p>&Ocirc;ng Nguyễn Đức Cường, Ph&oacute; ch&aacute;nh thanh tra Bộ GD-ĐT, cho biết quy định đặt t&ecirc;n trường c&oacute; trong c&aacute;c điều lệ trường học m&agrave; Bộ GD-ĐT ban h&agrave;nh. Với c&aacute;c quy định, quả l&agrave; kh&ocirc;ng c&oacute; chỗ d&agrave;nh cho chữ &ldquo;quốc tế&rdquo; nếu như đ&oacute; kh&ocirc;ng phải l&agrave; t&ecirc;n ri&ecirc;ng của trường. &ldquo;C&ograve;n nếu kh&aacute;i niệm &ldquo;quốc tế&rdquo; được hiểu như một chuẩn mực hay một đẳng cấp th&igrave; hiện nay chưa c&oacute; quy định&rdquo;, &ocirc;ng Cường n&oacute;i.</p> <p>&nbsp;</p> v</div> </div>

Theo thanhnien.vn
Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa tình yêu nhạc cổ điển

Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa âm nhạc cổ điển tới cộng đồng

Hòa nhạc Giáo dục "Classical Wonderland" với sự tham gia của Dàn nhạc Giao Hưởng Việt Nam, nhạc trưởng Honna Tetsuji, nghệ sĩ piano Nguyễn Thái Hà, cùng những người chiến thắng từ VYMI EduConcert Piano Audition 2022 vừa diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình nằm trong Dự án mang Âm nhạc cổ điển đến với cộng đồng của thành phố Hà Nội.
Đại diện Quỹ Toyota Việt Nam và các đơn vị đồng hành bàn giao điểm trường Lũng Lậu

Quỹ Toyota Việt Nam hỗ trợ xây dựng điểm trường cho trẻ em vùng cao tỉnh Cao Bằng

Ngày 8/7, với mục tiêu đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam và góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân và toàn xã hội, Quỹ Toyota Việt Nam đã tiến hành bàn giao điểm trường Lũng Lâu, thuộc trường Tiểu học & Trung học cơ sở Vần Dính tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
back to top