Loại bỏ chất độc trong lá sắn

(khoahocdoisong.vn) - Sắn còn gọi khoai mỳ, củ mỳ, được trồng chủ yếu để lấy củ. Trong củ sắn, lá sắn có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.

Hỏi: Đợt vừa rồi lên miền núi, được ăn món lá sắn muối chua rất ngon. Nhưng tôi nghe nói lá sắn có độc, vậy làm thế nào để loại bỏ chất độc này?

Hà Thị Mai (Hải Phòng)

Lương y Nguyễn Văn Sáu, Trung tâm Y tế Bà Rịa: Củ sắn nói chung là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng. Lá sắn được dùng luộc kỹ làm rau ăn, có nơi dùng muối dưa. Người ta cũng dùng lá sắn tươi để nuôi giống tằm ăn lá sắn, nuôi gia súc và nuôi cá nước ngọt. Lá sắn giã đắp trị mụn nhọt. 

Lá sắn, củ sắn ngoài chất dinh dưỡng cũng có một lượng chất độc không có lợi cho sức khỏe. Trung bình trong 100g lá sắn ngọt có 8 - 11mg HCN, trong củ sắn tươi cũng vậy, có một độc tố ở dạng glycozit có tên là fazocolunati chất này dưới tác dụng của dịch vị và men tiêu hóa sẽ bị phân hủy giải phóng ra axit cyanhydric HCN là chất gây độc đối với con người, vì vậy khi ăn phải luộc kỹ, mở vung để hơi HCN bay đi.

Chất độc lá và củ sắn có thể loại bỏ dễ dàng bằng cách rửa nước kỹ 4 - 5 lần và luộc 1 - 2 lần đổ nước đi.  Đối với lá sắn, không nên dùng lá sắn đắng vì có nhiều chất độc.

Theo Đời sống
back to top