Lo ngại khi chênh lệch đầu vào lớn giữa các trường

(khoahocdoisong.vn) - Điểm chuẩn vào lớp 10 công lập ở Hà Nội năm 2019 có sự chênh lệch đầu vào rất lớn giữa các trường thuộc quận trung tâm, vùng ven và nông thôn.

Kỳ thi vào lớp 10 năm 2019, Hà Nội có 23 trường THPT (trên tổng số 112) lấy trên 40 điểm. Các trường này chủ yếu thuộc các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy.

Ví dụ điểm chuẩn cao nhất là trường Chu Văn An (quận Tây Hồ) là 48,75. THPT Yên Hòa (Cầu Giấy) là 46,5 điểm, THPT Phan Đình Phùng (Ba Đình) và Kim Liên (Đống Đa) là 46,25.

Trong khi đó, cách các trường trung tâm khoảng 70km, ba trường THPT Đại Cường (Ứng Hòa), Mỹ Đức C (Mỹ Đức), Minh Quang (Ba Vì) lấy điểm chuẩn chỉ là 16. Dù điểm chuẩn thuộc nhóm thấp nhất những năm qua, các trường này vẫn phải tuyển bổ sung nguyện vọng 3.

Một số trường khác ở cùng các huyện trường trên cũng có điểm chuẩn rất thấp. Ví dụ, THPT Lưu Hoàng (18), Hợp Thanh (18,5) và Bất Bạt (19).

Trường THPT Lý Tử Tấn ở huyện Thường Tín, cách trung tâm HN 30km cũng có điểm chuẩn 19,5, trở thành một trong 7 trường có điểm đầu vào dưới 20.

Như vậy, cùng thuộc Hà Nội, nhưng giữa trường thuộc trung tâm và trường ven, nông thôn đã có sự chênh lệch điểm chuẩn rất lớn.

Theo cách tính điểm xét tuyển của Hà Nội (Toán và Ngữ văn hệ số 2, Tiếng Anh và Lịch sử hệ số 1), đối với Trường THPT Chu Văn An, thí sinh phải đạt trung bình 8,125 điểm mới đỗ. Nếu cả bốn môn đạt 8, các em vẫn trượt do năm nay không cộng điểm ưu tiên.

Trong khi đó, ở một số trường vùng ven và nông thôn như đã nêu, chỉ gần 3 điểm mỗi môn, thí sinh đã có trúng tuyển.

Ngay cả điểm chuẩn trường top 1 của các quận, huyện, sự chênh lệch cũng thấy rõ. Mức cao nhất thuộc về quận Tây Hồ với 48,75 điểm (trường THPT Chu Văn An). Thấp nhất là hai huyện nông thôn gồm Thanh Oai với 29,5 (trường THPT Thanh Oai A) và Ứng Hòa với 29,75 (trường THPT Trần Đăng Ninh), tức học sinh chỉ cần đạt 5 điểm mỗi môn là đỗ.

Nhiều nhà giáo cho rằng, học chương trình như nhau, nhưng điểm đầu vào của học sinh quá chênh lệch là sự đáng lo ngại về chất lượng giáo dục THPT, nhất là khi chương trình giáo dục phổ thông mới sắp được triển khai. 

Năm 2019, Hà Nội có 85.870 thí sinh dự thi lớp 10 THPT công lập (tính cả thí sinh được xét tuyển thẳng). Tổng chỉ tiêu vào các trường công lập và công lập tự chủ là 67.230.

Thí sinh không đỗ trường công lập sẽ phải học các trường ngoài công lập hoặc trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, học nghề.

Theo Đời sống
Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa tình yêu nhạc cổ điển

Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa âm nhạc cổ điển tới cộng đồng

Hòa nhạc Giáo dục "Classical Wonderland" với sự tham gia của Dàn nhạc Giao Hưởng Việt Nam, nhạc trưởng Honna Tetsuji, nghệ sĩ piano Nguyễn Thái Hà, cùng những người chiến thắng từ VYMI EduConcert Piano Audition 2022 vừa diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình nằm trong Dự án mang Âm nhạc cổ điển đến với cộng đồng của thành phố Hà Nội.
Đại diện Quỹ Toyota Việt Nam và các đơn vị đồng hành bàn giao điểm trường Lũng Lậu

Quỹ Toyota Việt Nam hỗ trợ xây dựng điểm trường cho trẻ em vùng cao tỉnh Cao Bằng

Ngày 8/7, với mục tiêu đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam và góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân và toàn xã hội, Quỹ Toyota Việt Nam đã tiến hành bàn giao điểm trường Lũng Lâu, thuộc trường Tiểu học & Trung học cơ sở Vần Dính tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
back to top