Lo ngại 2 loại thuốc kháng nCoV giảm hiệu lực

Paxlovid và Molnupiravir, hai loại thuốc viên điều trị Covid-19 đầu tiên được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt, có thể giảm hiệu lực nếu nCoV phát triển và kháng thuốc.

Theo các chuyên gia, giống với các loại virus khác, nCoV có thể đột biến và vượt qua thuốc kháng virus, đặc biệt khi thuốc đang được kê đơn độc lập. Đây là lý do vì sao trong các liệu trình điều trị HIV và viêm gan C, các bác sĩ đã phải kết hợp nhiều loại thuốc để làm giảm nguy cơ kháng thuốc do đột biến, bởi virus buộc phải đối phó với nhiều lớp bảo vệ hơn.

Mặc dù một số nhà nghiên cứu cho rằng, nguy cơ kháng thuốc ở Paxlovid và Molnupiravir rất thấp vì thuốc chỉ được kê đơn trong 5 ngày, khoảng thời gian quá ngắn để virus có những thay đổi lớn.

FDA đã yêu cầu Pfizer và Merck theo dõi chặt chẽ tình trạng kháng thuốc và gửi báo cáo hàng tháng về những phát hiện mới. 

Các chuyên gia độc lập cho biết, nguy cơ kháng thuốc ở Paxlovid cao hơn Molnupiravir. 

Paxlovid tiêu diệt virus bằng cách ngăn chặn một loại enzym gọi là protease tham gia vào quá trình nhân lên. Trong khi đó, cơ chế của Molnupiravir là "đánh lừa" enzym có tên polymerase mà nCoV dùng để tái tạo. Thuốc chèn lỗi vào bộ gene của virus, gây trục trặc khi virus phát triển trong cơ thể.

Pfizer đang nghiên cứu thuốc kháng virus mới và xem xét khả năng kết hợp một số thuốc để gia tăng hiệu quả. Merck cũng đang xem xét kết hợp Molnupiravir với Remdesivir. 

Theo Đời sống
Lợi ích bất ngờ của hạt đu đủ

Lợi ích bất ngờ của hạt đu đủ

Các lợi ích từ quả, hoa đực của cây đu đủ được rất nhiều người biết đến, thế nhưng ít ai biết hạt của loại quả này cũng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nếu tiêu thụ đúng cách.
back to top