Lo lắng nguy cơ chảy máu

(khoahocdoisong.vn) - Nhiều bệnh nhân bị bệnh tim dùng thuốc chống đông máu như warfarin (hay còn gọi là thuốc đối kháng vitamin K) hoặc thuốc chống đông máu đường uống trực tiếp (DOACS) như Xarelto, Pradaxa...

Ông N.K.T. (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã đặt stent và đang dùng thuốc chống đông máu. Đợt này, phường  có đợt tiêm văcxin phòng Covid-19, ông được gọi đi tiêm nhưng ông rất băn khoăn, lo lắng với nguy cơ chảy máu. 

Lời bàn: BS Phạm Văn Chính, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 cho biết, nhiều bệnh nhân bị bệnh tim dùng thuốc chống đông máu như warfarin (hay còn gọi là thuốc đối kháng vitamin K) hoặc thuốc chống đông máu đường uống trực tiếp (DOACS) như Xarelto, Pradaxa... Một số bệnh nhân cũng dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu như aspirin, clopidogrel, ticagrelor hoặc prasugrel. Những bệnh nhân này có nhiều nguy cơ bị chảy máu sau chấn thương, bao gồm cả việc bị kim đâm vào cơ bắp tay khi tiêm chủng Covid-19. Có thể dự đoán rằng nguy cơ bầm tím hoặc sưng tấy xung quanh vết tiêm sẽ tăng nhẹ ở những bệnh nhân này. Khi tiêm, bác sĩ sẽ phải sử dụng một cây kim nhỏ (cỡ 23 hoặc 25) để tiêm chủng, sau đó ấn mạnh vào vết thương mà không cọ xát trong ít nhất hai phút. Với tiền sử bệnh của mình, bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ tiêm để tránh những rủi ro.

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top