Liệu pháp tế bào của Israel hứa hẹn điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng

Qua kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn II, 94% bệnh nhân mắc Covid-19 giai đoạn nguy kịch có thể được cứu sống.

Theo Fox News, các nhà khoa học Israel cho biết họ đã phát triển "phương pháp chữa trị duy nhất cho Covid-19 giai đoạn cuối". Liệu pháp tế bào này có tên là MesenCure.

mesencure.jpeg
Liệu pháp tế bào của Israel hứa hẹn điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng

Công ty công nghệ sinh học Bonus BioGroup (Israel) đã tiến hành thử nghiệm liệu pháp tế bào MesenCure cho 50 bệnh nhân Covid-19 nhập viện bị viêm phổi và suy hô hấp đe dọa tính mạng, 47 bệnh nhân trong số đó đã được cứu sống

TS Tomer Bronshtein, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của Bonus BioGroup Ltd. cho biết, đây là những kết quả có ý nghĩa lâm sàng nhất hiện nay để điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng.

MesenCure có thể "cứu ba trong số bốn người có nguy cơ tử vong" và "có thể giảm thời gian nằm viện của họ xuống một nửa.”

Theo đó, thuốc còn đẩy nhanh quá trình chữa lành, giảm thiểu các tổn thương mô vĩnh viễn và giảm nguy cơ mắc bệnh 'Covid-19 kéo dài.'"

cuu-bn-covid.jpg
Các nhà khoa học Israel hy vọng liệu pháp mới có thể "cứu ba trong số bốn người có nguy cơ tử vong" và "có thể giảm thời gian nằm viện của họ xuống một nửa.” (iStock, File)

Theo các chuyên gia Israel, MesenCure là một loại thuốc được tạo ra từ các tế bào sống. Khi các tế bào được tiêm truyền vào cơ thể bệnh nhân và đến phổi, chúng sẽ lấp đầy chỗ viêm và bắt đầu tiết ra các phân tử và hợp chất giúp làm dịu tình trạng viêm này.

Nhờ đó, thuốc cũng làm giảm viêm phổi và phù nề, giúp bệnh nhân "có thể thở". Song song đó, liệu pháp tế bào cũng cải thiện cơn bão cytokine của bệnh nhân Covid-19. 

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top