Liên tục tiêm các mũi tăng cường làm tăng rủi ro hệ thống miễn dịch

Theo Bloomberg, Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (European Medicines Agency - EMA) cảnh báo, các liều tăng cường lặp lại sau mỗi bốn tháng có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch và khiến chúng ta luôn trong trạng thái mệt mỏi.
tiem-ngua.jpg
Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (European Medicines Agency - EMA) cảnh báo các liều tăng cường lặp lại sau mỗi bốn tháng có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Ảnh minh họa

Thay vào đó, các quốc gia nên dành một khoảng thời gian nhất định khi triển khai các chương trình tiêm mũi tăng cường, có thể ấn định vào thời điểm bắt đầu mùa lạnh ở mỗi bán cầu, theo kế hoạch chi tiết tương tự các chiến lược tiêm phòng cúm.

Lời khuyên được đưa ra khi một số quốc gia xem xét khả năng cung cấp cho mọi người mũi tiêm nhắc lại lần thứ hai trong nỗ lực gia tăng khả năng bảo vệ hơn nữa chống lại siêu biến chủng Omicron đang hoành hành.

Đầu tháng này, Israel đã trở thành quốc gia đầu tiên bắt đầu thực hiện chương trình tiêm nhắc lại lần thứ hai, tức là mũi tiêm văcxin phòng Covid-19 lần thứ tư, cho những người trên 60 tuổi.

Vương quốc Anh cho biết rằng mũi tiêm tăng cường đang cung cấp mức độ bảo vệ tốt và hiện tại không cần phải tiêm bổ sung lần thứ hai, nhưng sẽ xem xét khi dịch bệnh tiến triển.

Mũi tiêm tăng cường “có thể được thực hiện một lần hoặc có thể hai lần, nhưng đó không phải là điều mà chúng ta có thể nghĩ rằng cần được lặp lại liên tục,” Marco Cavaleri, người đứng đầu EMA về các mối đe dọa sức khỏe sinh học và chiến lược văcxin, cho biết,

Theo đó, các chuyên gia khuyến cáo cần xem xét để chuyển đổi từ đại dịch Covid-19 hiện tại sang căn bệnh đặc hữu hơn.

Châu Âu cũng cho biết tại thuốc kháng virus đường uống và tiêm tĩnh mạch, chẳng hạn như Paxlovid và Remdesivir, duy trì hiệu quả chống lại Omicron.

Cơ quan này cũng cho biết thêm trong thời gian sớm nhất, có thể là tháng 4/2022, sẽ phê duyệt một loại văcxin mới nhắm vào một biến thể cụ thể, vì quá trình xét duyệt mất khoảng 3-4  tháng.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng khuyến cáo, lặp lại các mũi tăng cường của các loại văcxin ngừa Covid-19 “truyền thống” không phải là một chiến lược khả thi chống lại các biến thể mới nổi. Thế giới cần một loại văcxin ngừa Covid-19 mới.

Theo WHO, 331 ứng viên văcxin hiện đang được nghiên cứu trên khắp thế giới. Cho đến khi văcxin mới được phát triển, “thành phần của văcxin Covid-19 hiện tại có thể cần phải được cập nhật.”

Cho đến nay, hơn 8 tỷ liều văcxin ngừa Covid-19 đã được sử dụng ở ít nhất 219 quốc gia và vùng lãnh thổ, theo số liệu của AFP.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top