Liên kiều trị mụn nhọt

(khoahocdoisong.vn) - Liên kiều, liên thảo, đại kiều, hạn liên tử thường dùng quả. Nên chọn quả già chín, khi phơi khô có màu vàng, hoặc vàng nâu sáng đều, không mối mọt cũ mốc là tốt. Liên thảo vị đắng, tính hơi hàn, vào kinh Tâm, Phế, Đởm có tác dụng thanh nhiệt giải độc, mụn nhọt và tán kết. Chủ trị ôn bệnh phát sốt, cơ thể nóng nhiều, ung nhọt sưng tấy đỏ, trong người bứt rứt.

Liên kiều vị đắng, tính hàn, có khả năng tả uất hỏa ở 6 kinh, là chủ dược của thủ thiếu âm tâm kinh.  Mọi chứng sang lở ngoài da đều lấy liên kiều làm thuốc cốt yếu.

Thanh nhiệt ở phần khí thường dùng vỏ liên kiều, thanh hỏa ở tâm thường dùng tâm của liên kiều. Không dùng liên kiều trong trường hợp tiêu chảy do tỳ hư hàn.

- Trị mụn nhọt, ban chẩn, thương hàn còn ở ngoài biểu: Cam thảo, chi tử, liêu kiều, phòng phong lượng bằng nhau, tán bột, ngày uống 8 - 12g. Tác dụng sơ phong, thanh nhiệt.

- Chữa ôn bệnh mới phát, phát nhiệt không có mồ hôi: Liên kiều 40g, kim ngân 40g, cát cánh 24g, trúc diệp 24g, kinh giới 16g, ngưu bàng 24g, đam đậu xị 20g, cam thảo 20g sắc uống. Công dụng tân lương giải biểu, thanh nhiệt giải độc…

- Trị các loại đậu chẩn độc, đầu mặt bị mụn nhọt: Cam thảo, cù mạch, độc hoạt, hoàng cầm, hoạt thạch, kinh giới, liên kiều, mộc thông, ngưu bàng tử, phòng phong, sài hồ, xích thược lượng bằng nhau, tán bột, ngày uống 24g.

- Trị sau sinh, tuyến sữa tắc gây ra ung nhọt ở vú (vú bị áp xe – nhũ ung): Bạch hoạt thạch, cam thảo, chỉ tử, cù mạch, đương quy, hoàng cầm, kinh giới, liên kiều, mộc thông, phòng phong, sài hồ, thuyền thoái, xa tiền tử, xích thược đều 12g sắc uống.

- Trị mụn nhọt sưng đỏ đau (do có thực nhiệt), táo bón, tiểu không thông: Cam thảo 20g, đại hoàng 120g, độc hoạt 20g, hoàng kỳ 20g, kim ngân hoa 20g, liên kiều 20g, mẫu lệ 40g, sơn chi tử 20g tán bột, mỗi lần dùng 20g hoặc sắc uống. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tả hỏa, tiêu thũng.

Lương y Nguyễn Văn Sáu (Trung tâm Y tế Bà Rịa)

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top