Lịch sử đi lại của ba ca Omicron đầu tiên trong cộng đồng tại TPHCM

Ngày 18/01/2022, phòng xét nghiệm của Đơn vị Nghiên cứu Lâm Sàng Đại học Oxford - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM báo cáo kết quả giải mã 3 mẫu bệnh phẩm cho thấy thuộc biến chủng Omicron (BA.1).

Ngày 18/01/2022, nhận được báo cáo của số 147/BVBNĐ-KHTH của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới về 03 trường hợp Covid-19 nhiễm biến chủng Omicron trong cộng đồng. Sở Y tế TPHCM đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM tiến hành điều tra dịch tễ, truy vết F1.

san-bay-1.jpg
Ảnh minh họa

Kết quả ban đầu, chị N.T.N.P (sinh năm 1981), quốc tịch: Việt Nam, địa chỉ tại phường 17, Bình Thạnh đã được  tiêm 3 mũi văcxin Pfizer

Ngày 4/1, chị P. được xét nghiệm PCR tại Mỹ, kết quả âm tính. Ngày 05/01/2022, chị P. từ Mỹ về Việt Nam; nhập cảnh tại sân bay Cam Ranh trên chuyến bay BN5409 ngày 7/1/2022 và được cách ly tại khách sạn ở Nha Trang.

Quá trình cách ly tại đây, P ở 1 phòng riêng, ngày 9/1/2022 được xét nghiệm PCR kết quả âm tính do CDC Khánh Hòa thực hiện.

Ngày 10/01/2022, chị P. bay chuyến VN1345 từ Nha Trang đến TPHCM lúc 16h30, được 3 người thân tên K (nam, 1987, Bình Hưng - Bình Chánh), H (nữ, sinh 1976, Gò Vấp) và T (nữ, sinh 1991, quận 11) đón tại sân bay. Sau đó nhóm 3 người (P, K, H) cùng đi ăn tại nhà hàng rồi về.

Tối 13/1/2022 P cảm thấy ho khan, rát họng nhẹ.

Ngày 14/1/2022, K, H và T có triệu chứng đi khám và được lấy mẫu gửi Bệnh viện 30/4 (Bộ Công An).

Ngày 15/1/2022, khi có kết quả dương tính, Bệnh viện 30/4 gửi mẫu K, H và T gửi qua Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM để giải trình tự gene.

Ngày 16/01/2022, P cũng có kết quả dương tính do Bệnh viện 30/4 thực hiện.

Ngày 18/01/2022, phòng xét nghiệm của Đơn vị Nghiên cứu Lâm Sàng Đại học Oxford - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM báo cáo kết quả giải mã 03 mẫu bệnh phẩm của K, T và H cho thấy thuộc biến chủng Omicron (BA.1).

Hiện tại, tình trạng các bệnh nhân K, H, T và P đều ổn.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM đang tiến hành truy vết, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp F1 để khoanh vùng cách ly theo quy định.

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
back to top