Lịch sử chúng ta rất hào hùng nhưng lại bị thờ ơ

Dân tộc ta có một lịch sử hào hùng, đáng tự hào, nhưng con em chúng ta lại không thích học và tìm hiểu lịch sử. Đó là điều đáng buồn.

Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 vừa mới kết thúc. Theo kết quả công bố, điểm trung bình môn Lịch sử năm nay tuy cao hơn năm trước nhưng vẫn nằm trong số những môn học có điểm trung bình thấp nhất.

Trước tình hình đó, ngày 18/7/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trì buổi tọa đàm với các nhà khoa học, nhà quản lý và giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Lịch sử để tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng và vị trí của môn học này trong trường phổ thông.

Tại buổi Tọa đàm, GS.TSKH Vũ Minh Giang cho rằng, học sinh sợ môn Lịch sử là do cách dạy môn Lịch sử trong trường THPT còn: “nghèo nàn, khô cứng, trong khi môn học này rất cần bổ trợ bằng nhiều hình thức sinh động”.

Dạy và học Lịch sử như thế nào cho hiệu quả? Phải bắt đầu đổi mới từ đâu? Từ nhận thức của giáo viên, những nhà quản lý giáo dục, hay từ việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công cụ hỗ trợ trong giảng dạy?

Trong khi các nhà giáo dục còn đang loay hoay với việc tìm ra phương pháp dạy và học môn Lịch sử, thì có vẻ như ngành giáo dục lại chưa biết tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có để phục vụ công tác giảng dạy và tạo sự hứng thú cho học sinh đối với môn này.

Lịch sử chúng ta rất hào hùng nhưng lại bị thờ ơ
Lịch sử phải được viết như nó vốn có mới thu hút được sự quan tam của học sinh. 

Chúng ta cứ nói nhiều về việc học sinh thiếu các hình thức học tập sinh động, thì vẫn còn đó, những bảo tàng thưa vắng người xem, chưa được tận dụng và sử dụng có hiệu quả để giáo dục kiến thức lịch sử và lòng yêu nước cho học sinh. Tôi dám chắc rằng, có rất nhiều học sinh chưa từng một lần đặt chân đến bảo tàng, hoặc thậm chí còn không biết bảo tàng nơi mình sinh sống nằm ở đâu.

Nước ta hiện có 161 bảo tàng, trong đó có 82 bảo tàng cấp tỉnh với hàng triệu tài liệu hiện vật được lưu trữ, nhưng lại đón được rất ít khách đến tham quan. Đáng chú ý phải kể đến bảo tàng Thái Nguyên, trong năm 2018 chưa đón được 1 người/ngày; bảo tàng Nghệ An hàng chục năm không đón nổi một đoàn khách; bảo tàng Hải Dương có diện tích hơn 8.000m2 là nơi lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị nhưng nhiều ngày không một người ghé thăm…

Câu chuyện bảo tàng hoạt động sao cho hiệu quả đến nay vẫn là điều đáng bàn. Tuy nhiên, qua đây cũng phần nào cho thấy, thói quen và ý thức nghiên cứu, tìm tòi và học hỏi về lịch sử của mỗi người dân, trong đó có cả học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường là rất hạn chế.

Tôi cho rằng, nếu biết kết hợp phương pháp giảng dạy lý thuyết và thực tiễn, trực quan, sinh động thì giá trị của bài học mang lại sẽ rất lớn, đồng thời, còn giáo dục học sinh biết trân trọng và giữ gìn những gì mà cha ông đã để lại.

Câu chuyện “môn chính” hay “môn phụ”?

Tại buổi tọa dám nêu trên, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết: “Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ đưa ra chỉ số đánh giá nhằm nắn chỉnh tư duy của những người quản lý về quan niệm môn chính - môn phụ; các cấp quản lý tuyệt đối không phân biệt môn chính - môn phụ trong chỉ đạo; giáo viên cũng phải bước qua tâm lý này”.

Mặc dù rất hoan nghênh Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện mong muốn “nắn chỉnh tư duy của những người quản lý về quan niệm môn chính - môn phụ”, nhưng tôi cho rằng, đây là vấn đề không dễ bởi nó còn là câu chuyện xã hội rộng lớn.

Đối với ngành giáo dục, đó là bài toán nắn chỉnh tư duy môn chính - môn phụ, thì đối với xã hội, đó phải là bài toán nắn chỉnh tư duy coi phát triển kinh tế hơn phát triển văn hóa. Tâm lý chỉ coi trọng phát triển kinh tế đã ảnh hưởng phần nào đến xu hướng giáo dục con em chúng ta trong nhà trường.

Nghị quyết 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương đã nêu rất rõ: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”. Tuy nhiên, trong thực tiễn, nếu đặt giữa phát triển kinh tế và văn hóa, trong đó có giáo dục lịch sử thì sự lựa chọn nghiêng về bên nào hẳn chúng ta cũng đoán được.

VTV gần đây cho biết, một di tích khảo cổ quan trọng được khẳng định là vô cùng quý giá - di chỉ Vườn Chuối (thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội), lại đang phải kêu cứu do nằm trong dự án Kim Chung - Di Trạch.

Các nhà sử học đã nhiều lần lên tiếng bảo vệ di chỉ Vườn Chuối, tuy nhiên, xung quanh di chỉ người Việt cổ đầu tiên ở Hà Nội lại có rất nhiều con đường giao thông đang được triển khai. Nhìn những đống đất đá có chứa rất nhiều hiện vật được đào lên từ khu vực di chỉ Vườn Chuối, thực sự rất xót xa.

Trước những lợi ích về mặt kinh tế, nhiều khi người ta vẫn có thể thờ ơ, vô trách nhiệm trước lịch sử. Liệu có phải trong suy nghĩ của những người làm kinh tế, của những cán bộ lãnh đạo vẫn còn tâm lý coi lịch sử văn hóa là “môn phụ”?

Từ chuyện học, chuyện thi môn Lịch sử trong nhà trường, tôi rất đồng tình với ý kiến của GS.TS Vũ Minh Giang, rằng: “... đã đến lúc phải tính lại để làm sao kiến thức lịch sử cần cho tất cả mọi người, nhất là với cán bộ lãnh đạo, trở thành một tiêu chí lựa chọn cán bộ lãnh đạo”. Có lẽ đây cũng là một cách dể dần thay đổi cái nhìn về vai trò và giá trị của lịch sử đối với cuộc sống của chính chúng ta.

Dân tộc ta có một lịch sử hào hùng, đáng tự hào, nhưng con em chúng ta lại không thích học và tìm hiểu về lịch sử. Đó là một điều đáng buồn.

Lịch sử phải được viết như nó vốn có mới thu hút được sự quan tam của học sinh. Việc cải thiện điểm số môn Lịch sử dẫu sao cũng không phải là quá khó và không thể không làm được. Vấn đề ở đây là phải hướng đến việc xây dựng và bồi đắp thái độ trân trọng lịch sử, biết ứng xử và gìn giữ phát huy những giá trị đó trong thực tế. Đó mới thực sự là những vấn đề cần phải quan tâm.

Theo vietnamnet.vn
“Không dám tham nhũng”

“Không dám tham nhũng”

Năm 2023, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được lãnh đạo, chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ, có bước đột phá mới, đạt nhiều kết quả toàn diện.
Có nên bỏ Quỹ Bình ổn Giá xăng dầu?

Có nên bỏ Quỹ Bình ổn Giá xăng dầu?

Tại KLTT việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý Nhà nước về xăng dầu, TTCP chỉ ra nhiều bất cập trong quản lý, sử dụng Quỹ BOG. Dư luận đặt câu hỏi có nên tiếp tục duy trì quỹ này khi có nhiều bất ổn.
Duyên nợ với… GS.VS Trần Đại Nghĩa

Duyên nợ với… GS.VS Trần Đại Nghĩa

Nhớ về Khoa học và Đời sống, chúng ta nhắc đến các vị Chủ nhiệm của Báo - những nhà khoa học tài năng, giàu lòng yêu nước, thương nòi, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Bác Hồ vĩ đại.
70 Trần Hưng Đạo… mái nhà chung để trở về

70 Trần Hưng Đạo… mái nhà chung để trở về

Đối với những người đã và đang công tác tại Khoa học và Đời sống, 70 Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là mái nhà chung để trở về trong tình đồng nghiệp mến thương cùng niềm tự hào về tờ báo có truyền thống 65 năm.
back to top