Lê Đức Anh – một người sâu sắc và bình dị

Dưới thời ông, Việt Nam đã bình thường hoá quan hệ với các nước lớn trong đó có Trung Quốc và Hoa Kỳ, gia nhập ASEAN, và khởi động quá trình hội nhập quốc tế. Ông sống giản dị, gần gũi, chân tình, nhưng rất sâu sắc và nhân văn'.

<div> <p><span>rợ l&yacute; Bộ trưởng Ngoại giao, Đại sứ Phạm Sanh Ch&acirc;u từng l&agrave; người phi&ecirc;n dịch cho c&aacute;c l&atilde;nh đạo cao cấp thời Việt Nam bắt đầu hội nhập, trong đ&oacute; c&oacute; Chủ tịch nước L&ecirc; Đức Anh. Tuần Việt Nam xin giới thiệu cuộc tr&ograve; chuyện với đại sứ Phạm Sanh Ch&acirc;u về những kỷ niệm về &ocirc;ng L&ecirc; Đức Anh.</span>&nbsp;</p> <table> <tbody> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Images image "><img alt="Lê Đức Anh – một người sâu sắc và bình dị" src="https://khds.1cdn.vn/2019/04/23/le-duc-anh-mot-nguoi-sau-sac-va-binh-di(3).jpg" title="Lê Đức Anh – một người sâu sắc và bình dị" /></td> </tr> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Content image_desc">&Ocirc;ng L&ecirc; Đức Anh c&ugrave;ng&nbsp;Thủ tướng Nguyễn Xu&acirc;n Ph&uacute;c (khi ấy l&agrave; Ph&oacute; Thủ tướng) trong lễ mừng thọ năm 2014 của &ocirc;ng. Ảnh: VietNamNet</td> </tr> </tbody> </table> <p><span>&Ocirc;ng bắt đầu phi&ecirc;n dịch cho Chủ tịch nước L&ecirc; Đức Anh từ khi n&agrave;o?</span></p> <p>&Ocirc;ng nhậm chức từ năm 1991 v&agrave; kết th&uacute;c nhiệm kỳ năm 1997; c&ograve;n t&ocirc;i bắt đầu dịch cho &ocirc;ng từ năm 1993 v&agrave; nhiều nhất l&agrave; v&agrave;o giai đoạn 1995-1997.</p> <p><span>Dịch cho Chủ tịch L&ecirc; Đức Anh kh&aacute;c với những l&atilde;nh đạo kh&aacute;c thế n&agrave;o?</span></p> <p>Trong số 10 nh&agrave; l&atilde;nh đạo cấp cao của Việt Nam m&agrave; t&ocirc;i được phục vụ với tư c&aacute;ch phi&ecirc;n dịch vi&ecirc;n, Chủ tịch L&ecirc; Đức Anh đ&atilde; để lại trong t&ocirc;i một dấu ấn ho&agrave;n to&agrave;n ri&ecirc;ng biệt.</p> <p>Thứ nhất, &ocirc;ng rất cao lớn, bề thế, tướng mạo lừng lững. L&agrave; vị Đại tướng kinh qua nhiều năm th&aacute;ng trận mạc, &ocirc;ng tạo ra một uy rất lớn của người l&atilde;nh đạo.</p> <p>Thứ hai, &ocirc;ng n&oacute;i rất &iacute;t. C&acirc;u ngắn, &iacute;t từ, nhưng rất x&uacute;c t&iacute;ch. Trước khi n&oacute;i, hoặc giữa c&aacute;c c&acirc;u, thời gian lặng để &ocirc;ng chọn ra từ th&iacute;ch hợp rất l&acirc;u. Trong khi đ&oacute;, &ocirc;ng V&otilde; Văn Kiệt thường chỉ n&oacute;i đại &yacute;, &yacute; ra trước từ ra sau, t&ocirc;i phải hiểu &yacute; &ocirc;ng để triển khai chuyển tải th&agrave;nh mạch c&acirc;u. &Ocirc;ng Đỗ Mười th&igrave; n&oacute;i h&oacute;m hỉnh, gần gũi, d&acirc;n gian v&agrave; hay pha tr&ograve;.&nbsp;</p> <p>Do c&aacute;ch diễn đạt của &ocirc;ng L&ecirc; Đức Anh, người nghe rất hồi hộp xem &ocirc;ng n&oacute;i g&igrave;. Nhờ c&oacute; thời gian l&agrave;m quen với tư duy của &ocirc;ng n&ecirc;n khi &ocirc;ng n&oacute;i ra t&ocirc;i hiểu ngay &yacute; &ocirc;ng. T&ocirc;i chỉ việc t&igrave;m từ hợp l&yacute; để dịch. Những c&acirc;u n&oacute;i của &ocirc;ng L&ecirc; Đức Anh rất s&acirc;u sắc v&agrave; t&ocirc;i cảm thấy sự từng trải của một người l&iacute;nh d&agrave;y dạn trận mạc.</p> <p><span>Khi dịch cho &ocirc;ng L&ecirc; Đức Anh c&acirc;u chuyện lu&ocirc;n cẳng thẳng nặng nề vậy sao?&nbsp;</span></p> <p>Cũng kh&ocirc;ng hẳn. C&oacute; những l&uacute;c, c&acirc;u chuyện của &ocirc;ng cũng nhẹ nh&agrave;ng, n&oacute;i chung l&agrave; t&ugrave;y theo bối cảnh. C&oacute; lần, gặp nguy&ecirc;n thủ một nước, &ocirc;ng n&oacute;i một c&acirc;u m&agrave; t&ocirc;i rất ấn tượng: &ldquo;Việt Nam ch&uacute;ng t&ocirc;i c&ograve;n rất&nbsp; nhiều kh&oacute; khăn, m&agrave; một trong những kh&oacute; khăn đ&oacute; l&agrave; ch&uacute;ng t&ocirc;i phải giải quyết hậu quả chiến tranh&hellip;&rdquo;&nbsp;</p> <p><span>Mệnh đề &ldquo;giải quyết hậu quả chiến tranh&rdquo; hồi đ&oacute; c&aacute;c vị l&atilde;nh đạo hay n&oacute;i lắm m&agrave;&hellip;&nbsp;</span></p> <p>Đ&uacute;ng vậy, nhưng ấn tượng l&agrave; ở c&acirc;u giải th&iacute;ch tiếp theo. &Ocirc;ng n&oacute;i: &ldquo;C&oacute; lẽ, chẳng c&oacute; nhiều nước như Việt Nam, d&agrave;nh dụm được bao nhi&ecirc;u tiền lại phải d&agrave;nh một nửa trong số đ&oacute; để chi trả cho những nạn nh&acirc;n chiến tranh, hay gia đ&igrave;nh những người đ&atilde; hy sinh v&igrave; đất nước&rdquo;. Tức l&agrave; nước kh&aacute;c kiếm được tiền th&igrave; d&agrave;nh phần nhiều cho ph&aacute;t triển, c&ograve;n Việt Nam phải d&agrave;nh một nửa để tri &acirc;n qu&aacute; khứ.&nbsp;</p> <p>Hay một lần, &ocirc;ng gặp Fidel Castro tại Hội nghị C&aacute;c nước kh&ocirc;ng li&ecirc;n kết ở Cartagena de Indias (Colombia) năm 1995. L&uacute;c đ&oacute;, Việt Nam đ&atilde; mở cửa gần chục năm, c&ograve;n Cuba ho&agrave;n to&agrave;n đ&oacute;ng cửa v&agrave; họ hiểu lầm rằng Việt Nam đ&atilde; đi chệch hướng chủ nghĩa x&atilde; hội do Chủ tịch Hồ Ch&iacute; Minh vạch ra.&nbsp;</p> <p>Kh&ocirc;ng giải th&iacute;ch nhiều, &ocirc;ng L&ecirc; Đức Anh chỉ n&oacute;i với Fidel một c&acirc;u: &ldquo;B&aacute;c Hồ của ch&uacute;ng t&ocirc;i c&oacute; n&oacute;i một c&acirc;u &ldquo;dĩ bất biến ứng vạn biến&rdquo; v&agrave; ch&uacute;ng t&ocirc;i cứ theo phương ch&acirc;m đ&oacute; m&agrave; l&agrave;m th&ocirc;i&rdquo;. &Ocirc;ng đ&atilde; nhắc lại c&acirc;u n&agrave;y trong chuyến đi thăm Cuba sau đ&oacute;.&nbsp;</p> <p>Th&ocirc;ng điệp trong c&acirc;u đ&oacute; rất mạnh, tức l&agrave; Việt Nam phải x&aacute;c định được c&aacute;i g&igrave; l&agrave; nguy&ecirc;n tắc cốt l&otilde;i, v&agrave; c&aacute;i g&igrave; được ph&eacute;p linh hoạt, nếu kh&ocirc;ng nh&acirc;n d&acirc;n ắt sẽ khổ. Fidel chỉ ghi nhận th&ocirc;i, chứ Cuba đến 20 chục năm sau mới mở cửa.&nbsp;</p> <p><span>Tức l&agrave; &ocirc;ng L&ecirc; Đức Anh, khi n&oacute;i chuyện với từng đối tượng kh&aacute;c nhau, lu&ocirc;n c&oacute; c&aacute;ch n&oacute;i kh&aacute;c nhau?&nbsp;</span></p> <p>Đ&uacute;ng. Khi n&oacute;i chuyện, &ocirc;ng lu&ocirc;n ngồi suy nghĩ xem ứng xử thế n&agrave;o cho th&iacute;ch hợp, đưa ra &yacute; kiến c&aacute; nh&acirc;n của &ocirc;ng, b&ecirc;n cạnh việc sử dụng c&aacute;c kiến nghị ph&aacute;t biểu do c&aacute;c cơ quan chức năng chuẩn bị. T&ocirc;i rất th&iacute;ch &ocirc;ng ở đặc điểm n&agrave;y.&nbsp;</p> <p><span>Trong những lần th&aacute;p t&ugrave;ng Chủ tịch nước L&ecirc; Đức Anh ra nước ngo&agrave;i, &ocirc;ng nhớ nhất chuyến đi n&agrave;o?&nbsp;</span></p> <p>Tất nhi&ecirc;n, đ&oacute; l&agrave; chuyến đi New York (Mỹ) v&agrave;o th&aacute;ng 9/1995, Chủ tịch L&ecirc; Đức Anh tham dự phi&ecirc;n họp của Li&ecirc;n Hợp Quốc. Việt Nam mới b&igrave;nh thường h&oacute;a quan hệ ngoại giao với Mỹ v&agrave;o th&aacute;ng 7 v&agrave; chưa bổ nhiệm Đại sứ, m&agrave; chỉ c&oacute; Đại sứ Ng&ocirc; Quang Xu&acirc;n, Trưởng Ph&aacute;i đo&agrave;n Đại diện của Việt Nam tại New York.&nbsp;</p> <p>Đại sứ Ng&ocirc; Quang Xu&acirc;n đ&atilde; kh&oacute;c, khi lần đầu ti&ecirc;n thấy m&aacute;y bay Việt Nam, do phi c&ocirc;ng Nguyễn Th&agrave;nh Trung (người n&eacute;m bom xuống Dinh Độc lập th&aacute;ng 4/1975) l&aacute;i, hạ c&aacute;nh xuống đất Mỹ, v&agrave; anh Trung đ&atilde; vẫy cờ Việt Nam ra từ trong buồng l&aacute;i, l&uacute;c m&aacute;y bay lăn b&aacute;nh v&agrave;o b&atilde;i đỗ.&nbsp;</p> <p>Trong chuyến đi đ&oacute;, Chủ tịch L&ecirc; Đức Anh đ&atilde; thay mặt ch&iacute;nh phủ v&agrave; nh&acirc;n d&acirc;n Việt Nam tặng Li&ecirc;n Hiệp Quốc một phi&ecirc;n bản trống đồng, v&agrave; đ&atilde; đọc một b&agrave;i diễn văn rất &yacute; nghĩa. Tổng thư k&yacute; LHQ Boutros Boutros-Ghali đ&atilde; đ&aacute;p từ bằng một b&agrave;i diễn văn gi&agrave;u cảm x&uacute;c.&nbsp;</p> <p>Cũng trong chuyến đ&oacute; c&oacute; một kỷ niệm t&ocirc;i cho rất s&acirc;u sắc, khi Chủ tịch L&ecirc; Đức Anh quyết định đi thăm th&agrave;nh phố Harlem, nằm cạnh New York. Đ&acirc;y l&agrave; th&agrave;nh phố to&agrave;n người ngh&egrave;o, nơi B&aacute;c Hồ đ&atilde; từng đến. Tất cả mọi người đều kh&ocirc;ng đồng &yacute;, kể cả an ninh Mỹ v&igrave; kh&ocirc;ng c&oacute; trong chương tr&igrave;nh. Nhưng c&aacute;i ch&iacute;nh l&agrave; họ sợ kh&ocirc;ng đảm bảo được an ninh v&igrave; Harlem c&oacute; nhiều tội phạm. Tuy nhi&ecirc;n, Chủ tịch L&ecirc; Đức Anh đ&atilde; quyết v&agrave; mọi người phải nghe theo.&nbsp;&nbsp;</p> <p>V&igrave; kh&ocirc;ng c&oacute; địa chỉ cụ thể, Chủ tịch bảo cứ đi đến khu đ&oacute; v&igrave; &ocirc;ng muốn thăm nơi B&aacute;c Hồ đ&atilde; từng sống. L&uacute;c đến khu vực Harlem, t&ocirc;i ngồi tr&ecirc;n xe với vệ sĩ của đo&agrave;n, v&agrave; thấy tất cả c&aacute;c sĩ quan th&aacute;p t&ugrave;ng của Mỹ đồng thời l&ecirc;n đạn hết c&aacute;c loại s&uacute;ng v&agrave; cho mở tất cả cửa xe trong khi &ocirc; t&ocirc; đang chạy. Họ sẵn s&agrave;ng nhảy xuống v&agrave; nổ s&uacute;ng, nếu gặp bất trắc.&nbsp;</p> <p>Sau đ&oacute;, Chủ tịch L&ecirc; Đức Anh bảo xe dừng lại, &ocirc;ng đi xuống xe v&agrave; l&ecirc;n vỉa h&egrave; đi về ph&iacute;a một người da đen tr&ocirc;ng rất ngh&egrave;o khổ. Mọi người n&iacute;n thở chờ đợi, trong khi &ocirc;ng cứ thản nhi&ecirc;n hỏi chuyện người da đen ấy. T&ocirc;i l&uacute;c ấy phải đến b&ecirc;n cạnh để dịch. Đ&uacute;ng l&agrave; &ocirc;ng tướng chiến trường c&oacute; kh&aacute;c, t&ocirc;i thầm nghĩ, chẳng coi chuyện m&agrave; an ninh Mỹ lo sợ l&agrave; g&igrave;.&nbsp;</p> <p><span>Sau B&aacute;c Hồ, &ocirc;ng L&ecirc; Đức Anh l&agrave; Chủ tịch nước duy nhất nắm cả quốc ph&ograve;ng, an ninh v&agrave; ngoại giao. Điều đ&oacute; tạo ra sự kh&aacute;c biệt ở &ocirc;ng?&nbsp;</span></p> <p>T&ocirc;i c&oacute; cảm nhận điều đ&oacute; khi đi dịch cho cả ba vị l&atilde;nh đạo tối cao l&uacute;c đ&oacute;.&nbsp;</p> <p>Tổng B&iacute; thư Đỗ Mười chuy&ecirc;n về tư tưởng, đường lối. C&aacute; nh&acirc;n &ocirc;ng cũng đọc rất nhiều v&agrave; quan t&acirc;m đến đường lối ph&aacute;t triển kinh tế. Thủ tướng V&otilde; Văn Kiệt thi&ecirc;n về c&aacute;c biện ph&aacute;p mạnh mẽ, t&aacute;o bạo nhằm đổi mới kinh tế. Chủ tịch Nước L&ecirc; Đức Anh nắm cả ba lĩnh vực, như anh n&oacute;i. L&uacute;c đ&oacute; Bộ Ngoại giao thường b&aacute;o c&aacute;o với Chủ tịch nước L&ecirc; Đức Anh để xin chủ trương.&nbsp;</p> <p><span>C&oacute; phải trong việc b&igrave;nh thường h&oacute;a với Trung Quốc năm 1991, Bộ trưởng Quốc ph&ograve;ng L&ecirc; Đức Anh c&oacute; vai tr&ograve; khơi m&agrave;o quan trọng, n&ecirc;n sau khi l&ecirc;n Chủ tịch nước &ocirc;ng nắm lu&ocirc;n l&agrave; ng&agrave;nh ngoại giao?&nbsp;</span></p> <p>L&uacute;c đ&oacute; c&ograve;n trẻ v&agrave; c&ograve;n l&agrave; phi&ecirc;n dịch vi&ecirc;n, n&ecirc;n t&ocirc;i chỉ biết đ&oacute; l&agrave; ph&acirc;n c&ocirc;ng trong Bộ Ch&iacute;nh trị. V&agrave;o thời điểm đ&oacute;, Việt Nam chưa b&igrave;nh thường ho&aacute; quan hệ với c&aacute;c nước lớn, chưa hội nhập với khu vực v&agrave; thế giới, việc trao trọng tr&aacute;ch như thế cũng thuận.&nbsp;</p> <p>M&atilde;i đến năm 1995, Việt Nam mới b&igrave;nh thường h&oacute;a quan hệ với Mỹ v&agrave; gia nhập ASEAN, cũng như k&yacute; Hiệp định Hợp t&aacute;c với Li&ecirc;n minh ch&acirc;u &Acirc;u... Một đồng ch&iacute; l&atilde;nh đạo cấp cao v&agrave;o thời điểm đ&oacute; phụ tr&aacute;ch ba ng&agrave;nh an ninh, quốc ph&ograve;ng v&agrave; ngoại giao khiến mọi việc được quyết định đồng bộ hơn.&nbsp;</p> <table> <tbody> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Images image "><img alt="Lê Đức Anh – một người sâu sắc và bình dị" src="https://khds.1cdn.vn/2019/04/23/le-duc-anh-mot-nguoi-sau-sac-va-binh-di-1(1).jpg" title="Lê Đức Anh – một người sâu sắc và bình dị" /></td> </tr> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Content image_desc">&Ocirc;ng L&ecirc; Đức Anh v&agrave; phu nh&acirc;n thăm trung đo&agrave;n kh&ocirc;ng qu&acirc;n 937 v&agrave;o th&aacute;ng 5-1996.&nbsp;Ảnh: Tư liệu/ SGGP</td> </tr> </tbody> </table> <p><span>Một nh&agrave; b&aacute;o c&oacute; n&oacute;i rằng, thời kỳ ba &ocirc;ng Đỗ Mười, L&ecirc; Đức Anh v&agrave; V&otilde; Văn Kiệt l&agrave; thời &ldquo;tam nh&acirc;n ph&acirc;n quyền&rdquo;. &Ocirc;ng c&oacute; cảm thấy điều đ&oacute; kh&ocirc;ng?</span></p> <p>T&ocirc;i c&oacute; quan s&aacute;t, v&agrave; lại thấy nhiều quyết định quan trọng đều do ba &ocirc;ng b&agrave;n với nhau, quyết định về chủ trương, rồi ph&acirc;n c&ocirc;ng cho người phụ tr&aacute;ch lĩnh vực đ&oacute; xử l&yacute; cụ thể, hay ph&aacute;t biểu ra b&ecirc;n ngo&agrave;i, t&ugrave;y ho&agrave;n cảnh. Đương nhi&ecirc;n c&oacute; c&aacute;c cơ chế kh&aacute;c của Đảng bao gồm Bộ Ch&iacute;nh trị v&agrave; Ban B&iacute; thư, Hội nghị Trung ương v&agrave; Đại hội Đảng quyết định đường lối chung.</p> <p><span>Đ&oacute; l&agrave; việc g&igrave;?&nbsp;</span></p> <p>L&agrave; đến nh&agrave; ri&ecirc;ng để chia buồn với Tổng thống Suharto v&igrave; vợ &ocirc;ng ta mới mất, v&agrave; t&aacute;c động với Tổng thống để c&oacute; thể sớm kết th&uacute;c đ&agrave;m ph&aacute;n về thềm lục địa chồng lấn với Indonesia (b&acirc;y giờ vẫn chưa xong &ndash; PV).&nbsp;</p> <p><span>Đi dịch cho ba vị l&atilde;nh đạo ấy, &ocirc;ng th&iacute;ch l&agrave;m việc với ai nhất?&nbsp;</span></p> <p>Trong số 10 nh&agrave; l&atilde;nh đạo t&ocirc;i đi dịch, t&ocirc;i th&iacute;ch &ocirc;ng L&ecirc; Đức Anh nhất, mặc d&ugrave; thời gian đi dịch kh&ocirc;ng nhiều.&nbsp;</p> <p><span>V&igrave; sao?&nbsp;</span></p> <p>Về quan hệ t&igrave;nh cảm, t&ocirc;i kh&aacute; gần với Thủ tướng V&otilde; Văn Kiệt v&agrave; Thủ tướng Phan Văn Khải. Nhưng Chủ tịch L&ecirc; Đức Anh l&agrave; người đầu ti&ecirc;n cho t&ocirc;i &acirc;n t&igrave;nh giữa người l&atilde;nh đạo v&agrave; người phi&ecirc;n dịch.&nbsp;</p> <p>Khi được giới thiệu l&agrave; phi&ecirc;n dịch vi&ecirc;n đi c&ugrave;ng &ocirc;ng, tự nhi&ecirc;n &ocirc;ng cầm lấy tay t&ocirc;i v&agrave; hỏi han về gia đ&igrave;nh rất &acirc;n cần, rất kỹ lưỡng v&agrave; rất l&acirc;u. Đ&oacute; kh&ocirc;ng phải t&aacute;c phong của Tổng B&iacute; Thư Đỗ Mười hay của Thủ tướng V&otilde; Văn Kiệt.&nbsp;</p> <p>&Ocirc;ng ngồi hỏi cặn kẽ &ldquo;ba ch&aacute;u l&agrave;m g&igrave;, mẹ ch&aacute;u l&agrave;m g&igrave;, nh&agrave; ch&aacute;u ở đ&acirc;u, anh em ch&aacute;u thế n&agrave;o, vợ con ra sao&rdquo;. T&ocirc;i cảm nhận đ&oacute; l&agrave; sự ch&acirc;n t&igrave;nh rất thật, chứ kh&ocirc;ng phải hỏi x&atilde; giao. &Ocirc;ng hỏi để biết con người sẽ phi&ecirc;n dịch cho m&igrave;nh l&agrave; con người thế n&agrave;o. T&ocirc;i cảm thấy rất ấm &aacute;p v&agrave; tr&acirc;n trọng sự &acirc;n cần v&agrave; t&igrave;nh cảm của &ocirc;ng. Đ&oacute; l&agrave; lần đầu ti&ecirc;n t&ocirc;i cảm thấy thực sự x&uacute;c động trong l&ograve;ng, khi l&agrave;m việc với l&atilde;nh đạo cấp cao.&nbsp;</p> <p>Sau đ&oacute;, c&oacute; một c&acirc;u chuyện xẩy ra trong chuyến đi của Chủ tịch nước tới thăm căn cứ Subic của Philippines, sau khi &ocirc;ng thăm ch&iacute;nh thức thủ đ&ocirc; Manila năm 1995. Khi sang Subic, Thống đốc Subic mở đại tiệc ho&agrave;nh tr&aacute;ng đ&oacute;n tiếp &ocirc;ng. Tham dự c&oacute; c&aacute;c quan chức đi c&ugrave;ng. Về nguy&ecirc;n tắc, phi&ecirc;n dịch vi&ecirc;n như t&ocirc;i phải ngồi ph&iacute;a sau, kh&ocirc;ng c&oacute; ghế trong b&agrave;n tiệc.&nbsp;</p> <p>Nhưng tự nhi&ecirc;n &ocirc;ng L&ecirc; Đức Anh hỏi: &ldquo;Ghế của phi&ecirc;n dịch của t&ocirc;i đ&acirc;u?&rdquo; Họ chỉ ở ph&iacute;a sau v&agrave; &ocirc;ng kh&ocirc;ng đồng &yacute;. Họ rất bối rối v&igrave; chưa c&oacute; tiền lệ như vậy. Để chiều &ocirc;ng họ buộc phải mang th&ecirc;m ghế l&ecirc;n cho t&ocirc;i ngồi cạnh &ocirc;ng trong b&agrave;n ăn.&nbsp;</p> <p>Lần thứ ba l&agrave; ch&iacute;nh &ocirc;ng L&ecirc; Đức Anh đ&atilde; viết thư cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng v&agrave; Bộ trưởng Ngoại giao, đề nghị gi&uacute;p đỡ t&ocirc;i ứng cử v&agrave;o vị tr&iacute; Tổng Gi&aacute;m đốc UNESCO.&nbsp;</p> <p>Khi đang l&agrave;m Đại sứ tại EU ở Bruxel (Bỉ), t&ocirc;i thấy b&agrave; Bokova người Bulgaria, một nước nhỏ vừa gia nhập Li&ecirc;n minh Ch&acirc;u &Acirc;u, ra ứng cử vị tr&iacute; Tổng gi&aacute;m đốc UNESCO th&agrave;nh c&ocirc;ng. T&ocirc;i mới nghĩ tại sao m&igrave;nh kh&ocirc;ng thử xem.&nbsp;</p> <p>Trong một chuyến về nước c&ocirc;ng t&aacute;c, t&ocirc;i chia sẻ &yacute; định đ&oacute; cho c&aacute;c vị l&atilde;nh đạo m&agrave; t&ocirc;i quen biết. Mọi người đều ủng hộ bằng lời n&oacute;i, nhưng chỉ c&oacute; nguy&ecirc;n Chủ tịch L&ecirc; Đức Anh thể hiện bằng h&agrave;nh động thiết thực - đ&oacute; l&agrave; viết thư cho Thủ tướng v&agrave; Bộ trưởng Ngoại giao.&nbsp;</p> <p>Đương nhi&ecirc;n thư của Chủ tịch chỉ c&oacute; gi&aacute; trị giới thiệu v&agrave; tham khảo, v&igrave; quyết định giới thiệu một ứng cử vi&ecirc;n của một quốc gia v&agrave;o một vị tr&iacute; l&atilde;nh đạo cao nhất của một tổ chức chuy&ecirc;n m&ocirc;n thuộc LHQ l&agrave; một chuyện lớn, một quyết định c&oacute; &yacute; nghĩa quan trọng ở tầm quốc gia, n&ecirc;n phải c&acirc;n nhắc thuận - nghịch, được - mất nhiều mặt, phải c&oacute; qui tr&igrave;nh tham khảo c&aacute;c bộ, ng&agrave;nh, phải thăm d&ograve; khả năng thắng cử v&agrave; phải khảo s&aacute;t khả năng đề cử của c&aacute;c quốc gia kh&aacute;c...&nbsp;</p> <p>Hơn nữa, phải tổng hợp c&aacute;c &yacute; kiến để tr&igrave;nh Thủ tướng xin chủ trương. Sau khi Thủ tướng đồng &yacute; lại tr&igrave;nh xin &yacute; kiến Ban B&iacute; thư. Chuyện đ&oacute; d&agrave;i lắm, l&uacute;c n&agrave;o t&ocirc;i sẽ kể cho anh sau.&nbsp;</p> <p><span>Xin hỏi &ocirc;ng c&acirc;u cuối c&ugrave;ng. L&agrave; người c&oacute; phong c&aacute;ch l&agrave;m việc l&agrave; gần gũi c&aacute;c l&atilde;nh đạo để gi&uacute;p cho c&ocirc;ng việc phi&ecirc;n dịch tốt hơn, &ocirc;ng thấy &ocirc;ng L&ecirc; Đức Anh l&agrave; người như thế n&agrave;o?&nbsp;</span></p> <p>&Ocirc;ng l&agrave; người b&igrave;nh dị, ăn mặc đơn giản. Từ khi đi với &ocirc;ng, t&ocirc;i cố gắng chọn bộ quần &aacute;o trang trọng m&agrave; giản dị để t&ocirc;n vinh &ocirc;ng.&nbsp;</p> <p>Thứ hai l&agrave; &ocirc;ng lu&ocirc;n cố gắng tự l&agrave;m mọi việc, mặc d&ugrave; đ&ocirc;i khi sức khỏe &ocirc;ng kh&ocirc;ng được tốt. C&oacute; những l&uacute;c thấy &ocirc;ng đi li&ecirc;u xi&ecirc;u, t&ocirc;i muốn đỡ &ocirc;ng, nhưng &ocirc;ng bảo để &ocirc;ng tự đi. C&oacute; lẽ, năm th&aacute;ng của đời l&iacute;nh đ&atilde; r&egrave;n giũa &ocirc;ng c&oacute; phẩm chất như vậy.&nbsp;</p> <p>Thứ ba l&agrave; &ocirc;ng rất kỷ luật về giờ giấc về t&aacute;c phong. Khi họp &ocirc;ng ngồi nghe chăm ch&uacute; từ đầu đến cuối, kh&ocirc;ng bao giờ bỏ ra ngo&agrave;i. &Ocirc;ng bảo phải t&ocirc;n trọng họ ngay cả khi &ocirc;ng họp Hội nghị Cấp cao Li&ecirc;n hiệp quốc, nơi c&aacute;c nh&agrave; l&atilde;nh đạo kh&aacute;c chỉ đến khi họ ph&aacute;t biểu v&agrave; rời ngay ph&ograve;ng họp khi ph&aacute;t biểu xong.&nbsp;</p> <p>Nhưng tr&ecirc;n hết cả, &ocirc;ng l&agrave; một nh&agrave; l&atilde;nh đạo c&oacute; tầm nh&igrave;n chiến lược. Dưới thời &ocirc;ng, Việt Nam đ&atilde; b&igrave;nh thường ho&aacute; quan hệ với c&aacute;c nước lớn trong đ&oacute; c&oacute; Trung Quốc v&agrave; Hoa Kỳ, gia nhập ASEAN v&agrave; khởi động qu&aacute; tr&igrave;nh hội nhập quốc tế.&nbsp;&nbsp;</p> <p>&Ocirc;ng l&agrave; người l&atilde;nh đạo giản dị, gần gũi, ch&acirc;n t&igrave;nh, nhưng rất s&acirc;u sắc v&agrave; nh&acirc;n văn.&nbsp;</p> <p><span>Xin c&aacute;m ơn &ocirc;ng về cuộc n&oacute;i chuyện ch&acirc;n t&igrave;nh n&agrave;y.&nbsp;</span></p> <p><span>Huỳnh Phan</span>&nbsp;(thực hiện)</p> </div> <p>&nbsp;</p>

Theo vietnamnet.vn
back to top