Lễ cúng ông Công ông Táo xưa và nay

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp, nhiều gia đình đã làm lễ cúng ông Công ông Táo về chầu Thiên đình.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của gia đình bà Lê Hồng Phấn (Vĩnh Chân, Hạ Hòa, Phú Thọ) khá "thịnh soạn", chỉn chu, có thịt gà, nem, giò, chả... tựa như một mâm cỗ Tết.

cung-tao-quan-2.jpg
Mâm cỗ cúng được đặt ở vị trí trang trọng trong nhà với những món ăn đầy đủ như một mâm cỗ Tết.

Để có được mâm cỗ này, bà Phấn cùng các con, cháu chuẩn bị kỹ lưỡng. Đây là truyền thống mà gia đình bà đã gìn giữ nhiều năm qua, cho dù giờ không còn nấu bếp đất, bếp kiềng như trước. Chỉ có khác, giờ cuộc sống đầy đủ hơn thì mâm cỗ cũng "thịnh soạn" với các món ngon hơn. Còn sự thành tâm thì vẫn như xưa.

cung-tao-quan(1).jpg
Mâm cỗ cúng Táo quân thịnh soạn của gia đình bà Lê Hồng Phấn.

Theo bà Phấn, đây là một nét đẹp văn hóa của văn hóa ngày Tết, không chỉ tiễn ông Táo lên chầu Thiên đình, mà còn là dịp để gia đình tụ họp, ăn bữa cơm đoàn viên.

Năm nay, bà Phấn còn làm cả thơ tặng ông Táo với những chi tiết rất "thời sự", đó là cầu cho "Covid mau tan":

Hôm nay ông Táo về trời !
Cầu cho dân chúng đời đời bình an
Dẹp cho Covid mau tan !
Ổn định cuộc sống dân làng ấm no !

Dẫn cháu ra hồ thả cá, bà Nguyễn (Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ, giữa lễ cúng ông Công ông Táo ngày xưa và ngày nay cũng có nhiều đổi khác.

Theo đó, ngày xưa bếp đắp bằng đất chứ không phải bếp ga, bếp từ như bây giờ. Ngày 23 tháng Chạp, khi tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời thì gia chủ mang cả bếp xuống ao, hồ để thả.

Phong tục Táo quân xưa là thả cả bếp xuống ao, hồ khi cúng ông Công ông Táo.

"Năm nào cũng phải đắp 3 ông vua bếp mới. Khi đến ngày cúng thì gánh ông Công ông Táo thì ra hồ để thả, mà thả nhẹ nhàng, chứ không phải quăng tõm xuống", bà Nguyễn nói.

Theo tín ngưỡng dân gian, cần tiễn ông Công ông Táo trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp, sau giờ đó, cửa Thiên đình sẽ đóng.

Theo ghi nhận của PV, trong lễ cúng ông Công ông Táo, có nhiều người dân đốt vàng mã kèm theo. Mọi người cho biết, muốn đốt nhiều tiền để ông Táo có "lộ phí" khi đi đường. Ngoài ra, cũng mong ông Táo cầu Thiên đình cho gia chủ một năm mới sung túc, đủ đầy.

cung-tao-quan-7.jpg

Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh, ông Công ông Táo là thần tiên, không phải là vong hồn người âm nên gia chủ tuyệt đối không đốt tiền âm phủ.

cung-tao-quan-6.jpg
Một gia đình đốt rất nhiều vàng mã cho ông Công ông Táo.

Cũng không nên mua vàng mã thật nhiều và cho rằng, tiền càng nhiều thì ông Táo sẽ càng bẩm tấu những điều tốt đẹp cho gia chủ. Thực tế, mọi việc cần thành tâm và trung thực. Đừng bao giờ nghĩ rằng có thể dùng tiền để "hối lộ" được thần tiên. Đây là quan niệm sai lầm cần tránh trong lễ cúng ông Công ông Táo.

Theo Đời sống
Khách hàng cũng sẽ được thử tay lái với mẫu xe ô tô điện thông minh đầu tiên của Việt Nam – VinFast VF e34.

Vinhomes và VinFast tổ chức sự kiện trải nghiệm bộ đôi “Nhà xanh - Xe điện” tại Hà Nội và TPHCM

Nhằm tri ân cư dân và khách hàng, đồng thời mong muốn lan toả mạnh mẽ xu hướng sống xanh và thông minh, Vinhomes sẽ phối hợp với VinFast tổ chức sự kiện “Nhà xanh xe điện – Mở lối tương lai” tại hai đô thị Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm) và Vinhomes Smart City (Nam Từ Liêm) trong hai ngày 23, 24/7 và Vinhomes Grand Park (TPHCM) trong hai ngày 30, 31/7. Khách hàng tham dự sự kiện sẽ được mục sở thị và lái thử bộ đôi ô tô điện thông minh VinFast VF 8 và VinFast e34.
"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

Báo cáo nghiên cứu vừa công bố của J&T Express cho thấy, thói quen mua sắm trực tuyến của người Việt phát triển mạnh mẽ trong dịch và duy trì khá bền vững sau đó. Đáng chú ý, nhu cầu mua sắm trên các sàn thương mại điện tử không chỉ ở các thành phố lớn mà đang "bùng nổ" ở nông thôn.
back to top