Lạng Sơn đẩy mạnh phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(khoahocdoisong.vn) - Lạng Sơn là tỉnh miền núi biên giới phía Bắc của Tổ quốc với hơn 30 dân tộc khác nhau cùng sinh sống. Phần lớn các dân tộc thiểu số ít người như Dao, Mông, Sán Chay… sống chủ yếu ở những vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa địa hình phức tạp giao thông đi lại khó khăn, xa trung tâm huyện, tỉnh.

Văn Quan là 1 trong 3 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Địa hình đồi núi cùng nhiều dân tộc thiểu số (DTTS) là những nguyên nhân khiến kinh tế - xã hội của Văn Quan khó phát triển.

Trước thực trạng đó, huyện Văn Quan xác định đầu tư hạ tầng thiết yếu để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Trong giai đoạn 2018 - 2020, huyện Văn Quan đã đầu tư 12 công trình với tổng số tiền 87,206 tỷ đồng, bao gồm: 1 công trình giao thông nông thôn cấp huyện với tổng số tiền 6,091 tỷ đồng; 11 công trình cấp xã với tổng số tiền 80,935 tỷ đồng…

Không chỉ chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, huyện Văn Quan còn xác định giảm nghèo từ các mô hình, dự án phát triển sản xuất. Riêng năm 2020, tỉnh đã phân bổ hỗ trợ là 6,664 tỷ đồng để thực hiện 3 dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo với 100 hộ tham gia.

Nhờ thực hiện đồng bộ các chính sách giảm nghèo, qua 5 năm (2016 - 2020), số hộ nghèo toàn huyện đã giảm được 3.526 hộ, bình quân tỷ lệ hộ nghèo giảm 5,2%/năm. Dự kiến, đến cuối năm 2020, huyện Văn Quan còn 1.700 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 12,69%).

Văn Quang là một trong những điển hình của tỉnh Lạng Sơn về nỗ lực phát triển kinh tế xã hội cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu. Hệ thống chính trị toàn tỉnh đã tổ chức triển khai thực hiện lồng ghép các nguồn vốn Trung ương từ các Chương trình 135, Chương trình 120, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới...

Đến nay, 214/226 xã/phường/thị trấn (bằng 94,69%) có đường ô tô đến trung tâm xã, 100% các xã có điện lưới quốc gia, có trạm y tế kiên cố hóa, cơ sở giáo dục có lớp học kiên cố tại trường chính. Kết cấu hạ tầng đã thúc đẩy sự phát triển tương đối đồng đều của các cộng đồng DTTS trên địa bàn tỉnh.

Các chương trình, chính sách đầu tư, hỗ trợ nhân dân sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững như tiến hành bố trí đất ở, đất sản xuất, chuyển giao khoa học công nghệ cho đồng bào DTTS, cung cấp tín dụng chính sách giúp nhân dân có vốn để phát triển kinh tế hộ… cũng được đẩy mạnh. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm chỉ còn 15,83%.

Nhiều mô hình kinh tế do đồng bào DTTS làm chủ cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm; thậm chí có những mô hình kinh tế cho thu nhập tiền tỷ. Kinh tế phát triển, đồng bào các DTTS tỉnh Lạng Sơn tích cực hưởng ứng và đóng góp công sức, tiền của, trí tuệ để thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh.

Song song với các giải pháp phát triển kinh tế và kết cấu hạ tầng, sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, phát triển văn hóa và đảm bảo an sinh xã hội được tỉnh Lạng Sơn quan tâm thực hiện.

Xác định nguồn lực con người là quan trọng để làm nền tảng phát triển, tinh Lạng Sơn đã đẩy mạnh xây dựng hệ thống trường học, điểm trường để giúpn hiều học sinh DTTS vùng khó khăn được đến trường và nâng cao chất lượng giáo dục. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS, THPT đều đạt từ 98% trở lên. Nhiều thầy cô giáo, học sinh là người dân tộc thiểu số đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt.

Là tỉnh hội tụ vẻ đẹp truyền thống của 30 dân tộc anh em, Lạng Sơn cũng tỉnh đẩy mạnh bảo tồn và phát triển văn hóa. Đặc biệt, Lạng Sơn đang triển khai áp dụng mô hình du lịch cộng đồng gắn với xóa đói, giảm nghèo cho cộng đồng DTTS. Mức thu nhập bình quân từ du lịch cộng đồng đạt 25 - 35 triệu đồng/hộ/năm.

Đánh giá những nỗ lực của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016 - 2020 về tình hình thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình nhận định, nhiệm kỳ vừa qua tỉnh Lạng Sơn đã nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế, đổi mới, sáng tạo, huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển, đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực, hoàn thành và vượt kế hoạch đề ra 20 chỉ tiêu chủ yếu, trong đó vượt 18 chỉ tiêu là thành tựu quan trọng tạo tiền đề cho tỉnh phát triển giai đoạn tới và đóng góp vào kết quả tích cực của cả nước.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình đặc biệt nhấn mạnh những cố gắng của tỉnh trong triển khai các Chương trình 135 và Chương trình 30a một cách đồng bộ để đạt kết quả khá toàn diện (đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng; hỗ trợ phát triển sản xuất; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý và ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế; hỗ trợ đồng bào dan tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài...

Theo Đời sống
Khách hàng cũng sẽ được thử tay lái với mẫu xe ô tô điện thông minh đầu tiên của Việt Nam – VinFast VF e34.

Vinhomes và VinFast tổ chức sự kiện trải nghiệm bộ đôi “Nhà xanh - Xe điện” tại Hà Nội và TPHCM

Nhằm tri ân cư dân và khách hàng, đồng thời mong muốn lan toả mạnh mẽ xu hướng sống xanh và thông minh, Vinhomes sẽ phối hợp với VinFast tổ chức sự kiện “Nhà xanh xe điện – Mở lối tương lai” tại hai đô thị Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm) và Vinhomes Smart City (Nam Từ Liêm) trong hai ngày 23, 24/7 và Vinhomes Grand Park (TPHCM) trong hai ngày 30, 31/7. Khách hàng tham dự sự kiện sẽ được mục sở thị và lái thử bộ đôi ô tô điện thông minh VinFast VF 8 và VinFast e34.
"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

Báo cáo nghiên cứu vừa công bố của J&T Express cho thấy, thói quen mua sắm trực tuyến của người Việt phát triển mạnh mẽ trong dịch và duy trì khá bền vững sau đó. Đáng chú ý, nhu cầu mua sắm trên các sàn thương mại điện tử không chỉ ở các thành phố lớn mà đang "bùng nổ" ở nông thôn.
back to top