Làm thế nào để xây dựng năng lực tài chính cá nhân?

Năng lực tài chính cá nhân là khả năng có hoặc tạo ra tài chính trong khoảng thời gian nhất định. Trong đó không thể thiếu việc: lên kế hoạch, tiết kiệm và sử dụng các nguồn lực về tiền theo thời gian. Bên cạnh đó mọi yếu tố về tương lai cũng như rủi ro tiềm ẩn đều phải được tính đến.

Mối bận tâm lớn nhất nhất trong cuộc đời con người có lẽ chính là dành cho tiền bạc. Phần đa xác định tuổi nhỏ đi học để sau này tìm một công việc tốt, khi đã có kinh nghiệm nghề nghiệp, người ta lại đặt mục tiêu kiếm được nhiều tiền hơn để phát triển năng lực tài chính cá nhân của mình.

năng lực tài chính cá nhân

Năng lực tài chính cá nhân là khả năng có hoặc tạo ra tài chính trong khoảng thời gian nhất định.

Năng lực tài chính cá nhân là khả năng có hoặc tạo ra tài chính trong khoảng thời gian nhất định. Trong đó không thể thiếu việc: lên kế hoạch, tiết kiệm và sử dụng các nguồn lực về tiền theo thời gian. Bên cạnh đó mọi yếu tố về tương lai cũng như rủi ro tiềm ẩn đều phải được tính đến.

Hẳn nhiên, những người có năng lực tài chính cá nhân là những người đang và đã đi đúng con đường để tiến tới sự giàu có. Tuỳ vào quan điểm của mỗi người mà họ có định nghĩa cho riêng mình về năng lực tài chính cá nhân. Và  làm thế nào để xây dựng năng lực tài chính cá nhân là điều mà những người khao khát làm giàu luôn thắc mắc?

Tìm đến những người giàu có

Một trong những chìa khoá nhanh nhất để tìm tới sự giàu có là học theo những người giàu. Bởi như một tiểu hành tinh có đủ lực hấp dẫn, khi một tỷ phú ở vị trí trung tâm, xoay quanh nó sẽ là những triệu phú. Hay nói theo cách của những chuyên gia kinh tế, nếu bạn muốn cao lớn hơn về tài chính bạn hãy đứng trên vai những người khổng lồ.

Quả vậy, khi bạn học theo phương pháp làm giàu của những người thành công, bạn sẽ thấy dễ dàng hơn là tự mình mò mẫm. Những con đường làm giàu của họ đều được khái quát thành công thức và họ sẵn lòng chia sẻ. Bởi như một nhà tỷ phú đã từng nói: “Khi bạn có một triệu USD, đó là tiền của bạn. Nhưng khi bạn có hàng tỷ USD, đó là tiền của xã hội”. Câu nói này ẩn chứa dụng ý rằng, người càng giàu họ càng có trách nhiệm với xã hội.

Việc vận dụng kiến thức của người giàu có để trở nên thành công còn đòi hỏi bạn phải có niềm tin. Lúc này, việc mở rộng tư duy của bạn lại đóng vai trò quan trọng. Bởi  bên cạnh khát khao làm giàu và sở hữu tiền bạc, bạn lại không có niềm tin việc mình làm thì thành công sẽ không bao giờ mỉm cười với bạn. Hãy tin vào thực tế và vào óc phán đoán kinh doanh của chính mình. Doanh nhân Nam Mỹ Carlos Slim đã tin vào khả năng đầu tư của mình khi mua lại tập đoàn viễn thông Telmex và nhiều công ty cung cấp dịch vụ điện thoại khác khu vực Mỹ Latinh. Vì thế nên cả thế giới ngày nay đã biết đến ông với khối tài sản chỉ đứng sau Bill Gates.

Mở rộng tầm nhìn

Việc mở rộng tầm nhìn sẽ hỗ trợ đắc lực cho bạn trong việc xây dựng năng lực tài chính cá nhân. Bởi đó không chỉ là mở rộng các mối quan hệ kinh doanh mà còn giúp bạn khai mở tâm thái và cài đặt tư duy giàu có.

Tỷ phú thép Andrew Carnegie được biết đến như một tấm gương về sự tự thân lập nghiệp. Từ một cậu bé buộc phải lao ra đường kiếm tiền từ năm 7 tuổi và cố gằng ngủ để quên đi cơn đói, Andrew Carnegie đã trở thành ông vua thép của thế giới với tài sản lên tới 298,3 tỷ USD theo thống kê của Forbes năm 2007.

Carnegie đã mở rộng tầm nhìn kinh doanh của mình bằng cách chiếm cảm tình của người khác với óc quan sát tinh tế. Chuyện kể rằng ngay từ nhỏ cậu bé Carnegie đã nuôi một cặp thỏ, sau đó cặp thỏ này đẻ ra được một đàn thỏ con. Nhưng khó khăn lớn nhất của Carnegie chính là không đủ thức ăn để nuôi chúng. Cậu bé bèn mang đám thỏ kia ra phố và nói với những người bạn cùng tuổi rằng cậu sẽ đặt tên cho những chú thỏ theo tên người đã kiếm cỏ cho chúng. Rất nhanh sau đó, vấn đề thức ăn của đàn thỏ đã được giải quyết.

Khi trưởng thành và chính thức bước vào kinh doanh, Carnegie cũng đã đánh bại tất cả các đối thủ ngành thép bằng cách xây các nhà máy và đặt tên chúng bằng tên đối tác. Trong đó, nhà máy thép Edgar Thomson là một ví dụ điển hình. Bằng cách này, Edgar Thomson – vị giám đốc của Công ty đường sắt Pennsylvania đã đồng ý nhập toàn bộ các sản phẩm về thép từ công ty của Carnegie.

Quay trở lại vấn đề mở rộng tầm nhìn, rất nhiều người nghĩ rằng chỉ có những chuyên gia tài chính mới có năng lực quản lý tài chính cá nhân. Với họ, tiền bạc là một khái niệm nào đó rất khó nắm bắt và mặc nhiên tin rằng “giàu sang tại số”. Họ để cảm xúc dẫn dắt tiền bạc dẫn đến việc số tiền chi ra trội hơn số tiền kiếm được. Việc chạy theo mốt thời trang và tô điểm bản thân mới chứng tỏ là người giàu có khiến họ ngày càng lấn sâu vào hố lầy thâm hụt tài chính.

Vì vậy việc giải quyết bài toán kinh tế  bằng cách mở rộng tư duy sẽ giúp bạn vượt lên làm chủ đồng tiền và xem nó là phương tiện làm giàu cho mình. Bạn sửng sốt khi nhẩm tính rằng 1 tỷ USD bằng khoảng 22.000 tỷ đồng tiền Việt. Nếu giả sử một năm bạn kiếm được 1 tỷ đồng, thì phải mất tới 22.000 năm bạn mới kiếm đủ số tiền đó. Nhưng bạn đã quên mất một điều rằng, làm giàu cũng là một môn khoa học và bạn hoàn toàn có thể học được. Mọi tỷ phú trên thế giới đều có những công thức làm giàu của riêng mình, nhưng hơn hết họ cũng từng học và nhận sự trợ giúp từ các chuyên gia tài chính trong các khoản lập kế hoạch, quản lý tiền, đầu tư hiệu quả, tránh thuế…

Xử lý nợ triệt để và khéo léo

Một số người khi lâm vào tình cảnh nợ nần đã trở nên sợ hãi và rũ bỏ trách nhiệm bằng cách bỏ trốn. Họ không ý thức được rằng, năng lực tài chính cá nhân của họ cũng bị ảnh hưởng từ đây. Bởi uy tín huy động tiền bạc và các mối quan hệ xã hội mà họ dày công xây dựng bao lâu nay đều xuống dốc. Đặc biệt, trong tâm lý người Á Đông chữ “Tín” luôn được coi trọng thì việc bạn “mất tín” một lần sẽ khiến họ “vạn lần bất tin”.

Chính vì thế, thay vì trốn tránh nợ nần, bạn hãy đối mặt và tìm cách xử lý chúng một cách khéo léo, triệt để. Các chuyên gia kinh tế trên thế giới đều khẳng định trong tình huống này, việc thương lượng và đàm phán được xem là then chốt. Bởi không một chủ nợ nào mong muốn con nợ của mình sa sút. Bằng mọi cách, họ sẽ ủng hộ bạn giàu có trở lại. Bởi ngoài việc bạn sẽ trả hết nợ nần cho họ thì các chủ nợ hay nói cách khác là nhà đầu tư, cũng thu được lợi nhuận là vốn liếng ngày một sinh sôi và những thương vụ kinh doanh khác.

Việc đối mặt với nợ nần sẽ giúp bạn phát triển năng lực tài chính cá nhân một cách nhanh chóng. Trước khi là Tổng thống Mỹ, Donald Trump được coi là một trong những tỷ phú phá sản nhiều nhất nước Mỹ tương ứng với 4 lần ngập trong nợ nần. Trong đó thương vụ Taj Mahal được coi là huyền thoại của ứng cử viên tổng thống Mỹ này. Taj Mahal là một trong những tổ hợp khách sạn sòng bài lớn nhất nước Mỹ. Donald Trump đã đầu tư vào công trình này bằng trái phiếu với lãi suất 14%/ năm. Nhưng khi Taj Mahal hoàn thành, kinh tế Mỹ bị rơi vào suy thoái, Donald Trump “ôm” món nợ lên tới 3,4 tỷ USD.

Rất nhanh sau đó, ngài Trump đã thoả thuận với ngân hàng rằng ông sẽ từ bỏ 50% quyển kiểm soát Taj Mahal, phần còn lại sẽ được trả bằng tiền mặt. Số tiền này gom lại từ việc bán các du thuyền và chuyên cơ riêng của Donald Trump. Ngược lại phía ngân hàng phải đồng ý giảm lãi và kéo dài thời gian trả nợ. Một thời gian sau, ngài Trump thoát khỏi nợ nần và lại có tên trong danh sách tỷ phú thế giới. Năng lực tài chính cá nhân của Trump được nâng lên một tầm mới và các nhà đầu tư lại ùn ùn đổ vốn về các thương vụ của ông.

Đan Như 

Theo Đời sống
back to top