Làm sao điều trị suy giãn tĩnh mạch chân hiệu quả?

Suy giãn tĩnh mạch là một bệnh lý khá phổ biến, xảy ra ở cả hai giới. Theo thống kê suy giãn tĩnh mạch (SGTM) ở người trên 30 tuổi là 20 - 25% ở phụ nữ và 10 - 15% ở nam giới, một số quốc gia tỷ lệ bệnh lên đến 10% dân số.

Ai có thể mắc bệnh?

Bệnh thường xảy ra ở những người làm công việc hay nghề nghiệp đòi hỏi ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động như nhân viên văn phòng, tài xế, giáo viên, nhân viên bán hàng, thợ làm tóc… Một số người cũng dễ mắc bệnh hơn những người khác như phụ nữ có thai, phụ nữ sau sanh, người béo phì, người cao tuổi...

Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không biết mình bị bệnh vì triệu chứng không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với chứng viêm khớp, đau khớp, viêm thần kinh tọa…

Khi bị đau chân, nặng chân, người bệnh thường nghĩ rằng mình bị bệnh về khớp và thường tìm đến bác sĩ khớp, cũng như khi bị vọp bẻ (chuột rút) ở chân, hầu như mọi người đều nghĩ mình bị thiếu calci. Không phát hiện sớm để điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng bệnh sẽ làm bệnh tiến triển nặng, khó chữa.

Lương y Phạm Ngọc Khánh thường xuyên chia sẻ cách phòng bệnh trên truyền hình.

Lương y Phạm Ngọc Khánh thường xuyên chia sẻ cách phòng bệnh trên truyền hình.

Biến chứng nặng nếu không điều trị kịp thời

Người bệnh thường không biết mình mắc bệnh, không đi khám và điều trị kịp thời. Các triệu chứng bệnh sẽ nặng dần. Vùng cẳng chân xuất hiện chàm da, thay đổi màu sắc da; các tĩnh mạch nông dưới da giãn to ngoằn ngoèo. Đi lại rất khó khăn, có thể không đi lại được.

Giai đoạn cuối có thể diễn tiến đến tình trạng giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da chân phía dưới gây viêm loét, nhiễm trùng rất khó điều trị.

Nguy hiểm nhất là có thể xuất hiện cục máu đông trong tĩnh mạch, trôi về tim và gây tắc mạch máu phổi. Đây là một biến chứng rất nặng có thể dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Dù không gây tử vong nhưng suy giãn tĩnh mạch ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, khả năng lao động cũng như tiền bạc của người bệnh vì bệnh kéo dài chi phí điều trị cao.

Cách điều trị suy giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch là một bệnh lý mãn tính gặp nhiều khó khăn trong điều trị. Loét do tĩnh mạch xảy ra trên 0,3% dân số ở các nước phương tây nhưng tỷ lệ chữa lành chỉ là 1% người bị.

Không một phương pháp điều trị nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh SGTM. Tùy vào cơ địa, mức độ mắc bệnh, các biện pháp điều trị sẽ có tỷ lệ thành công khác nhau. Vấn đề càng trầm trọng hơn khi bệnh lý suy giãn tĩnh mạch luôn tiến triển và có khuynh hướng tái phát. Có hai phương pháp điều trị SGTM chính: Can thiệp và không can thiệp.

Những phương pháp can thiệp có một kết quả chung là loại bỏ những tĩnh mạch bị giãn ra khỏi hệ thống tuần hoàn, làm những tĩnh mạch này không còn chức năng đưa máu về tim. Các phương pháp này thường được thực hiện cho vấn đề thẩm mỹ của người bệnh. Những phương pháp can thiệp này cũng không điều trị khỏi hoàn toàn bệnh suy giãn tĩnh mạch, bệnh vẫn tái phát.

Điều trị SGTM bằng tiêm xơ (chích xơ): Tiêm một chất gây xơ hóa vào trong tĩnh mạch nông. Chất này gây tổn thương nội mạc và thành phần lân cận của lớp trung mạc, dẫn đến hình thành huyết khối làm tắc lòng tĩnh mạch bị suy. Lúc này máu sẽ không còn chảy qua đoạn tĩnh mạch đã bị xơ hóa này, tĩnh mạch không còn phồng lên, khi nhìn từ ngoài sẽ không thấy đoạn tĩnh mạch nổi nữa.

Biến chứng: Tiêm vào động mạch, gây tắc động mạch cấp, có nguy cơ phải cắt cụt chi. - Máu tụ tại vị trí tiêm xơ. - Viêm tĩnh mạch hay quanh tĩnh mạch (do tiêm quá nhiều chất gây xơ). - Đám rối loạn sắc tố da, viêm mô dưới da, hoại tử da.

Sử dụng bài thuốc hiệu quả cho hàng nghìn bệnh nhân

Hơn 20 năm chuyên chữa về suy giãn tĩnh mạch, lương y Phạm Ngọc Khánh, Phòng khám Y học Cổ truyền Phước An Đường đã điều trị thành công cho hàng nghìn bệnh nhân trên khắp cả nước.

Từ người nông dân đến lao động trí thức, từ người bệnh nhẹ đến bệnh nặng thường được khám, chẩn đoán và dùng thuốc khoảng 3 - 4 tháng, bệnh đã đẩy lui. Bài thuốc của lương y Phạm Ngọc Khánh, gồm những loại thảo dược rất dễ tìm, dễ mua ở các nhà thuốc đông y như rễ cây nhàu, đương quy, đan sâm, truyền sâm, xuyên khung, xích thược, hạ khô thảo...

Tùy vào mức độ nặng nhẹ, thể trạng của bệnh nhân mà cân đo liều lượng thuốc sao cho phù hợp. Ngoài ra, trong quá trình đang điều trị, các bệnh nhân phải hạn chế tối đa dùng các chất kích thích, thức ăn có chất nóng, cay”.

Để tiện cho quý độc giả có nhu cầu tư vấn hoặc khám chữa bệnh, chúng tôi xin cung cấp thông tin liên hệ lương y Phạm Ngọc Khánh, chuyên Bắt mạch - Kê toa - Bốc thuốc - Châm cứu. Địa chỉ: 799 Phạm Văn Bạch - P.12 - Q.Gò Vấp - THCM. ĐT: 0903 982 619. Website: yhocphuocanduong.com.

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top