Làm gì khi bị rụng tóc do Covid-19?

Rụng tóc xảy ra ở một số người sau khi mắc Covid-19 do suy giảm miễn dịch, stress, dinh dưỡng kém hoặc do các thuốc điều trị Covid-19... Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện nhẹ nhàng và tắm gội khoa học sẽ giúp cơ thể phục hồi và hạn chế tóc rụng.

Nguyên nhân rụng tóc

Covid-19 gây ra nhiều nguyên nhân dẫn đến rụng tóc gồm:

Sốt cao, mệt mỏi, suy giảm hệ miễn dịch, tăng viêm nhiễm, ngứa da đầu gây gãi nhiều, vì vậy, đừng kiêng tắm gội.

Stress: Do cách ly lâu, quá lo lắng gây áp lực lớn, không có ai chia sẻ động viên... cơ thể sinh ra các hormon chống stress gây hại cho hệ lông tóc móng (co thắt mạch, khít lỗ chân lông làm giảm nuôi dưỡng tóc).

Dinh dưỡng kém: Mệt mỏi gây chán ăn, mất vị giác, khứu giác, rối loạn tiêu hóa gây chán ăn, giảm chất dinh dưỡng nuôi dưỡng tóc.

Vệ sinh da đầu kém: Do quan niệm sai về vấn đề kiêng kỵ tắm, gội sẽ gây ngứa và viêm nhiễm, nấm da đầu gây đứt gãy chân tóc.

Thuốc gây rụng tóc: Có thể một số thuốc điều trị Covid-19 gây rụng tóc như thuốc chống đông enoxaparin (không tự ý mua thuốc chống đông khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ).

Ngoài ra, nhiễm Covid-19 nặng gây tổn thương đa cơ quan suy gan, thận... hoặc bệnh lý đi kèm.

rung_toc.jpg
Làm gì khi bị rụng tóc do Covid-19?

Hướng xử trí khi bị rụng tóc

Tập luyện thể dục nhẹ nhàng: Giúp máu lưu thông, tăng giãn lỗ chân lông và toát mồ hôi giúp tăng nuôi dưỡng tóc.

Tắm và gội đầu một cách khoa học: Cần tắm bằng nước ấm 30 – 350C (không quá lạnh và quá nóng). Đặc biệt, với trẻ nhỏ, không được tắm khi bé đang sốt, hoặc cơ thể quá yếu và mệt. Nên dùng nước ấm để lau người khi đang sốt, nới lỏng quần áo.

Tắm và gội đầu cách ngày (giúp tinh thần thoải mái lạc quan). Tắm và gội nhanh trong khoảng 5 - 10 phút (không tắm gội quá lâu gây nhiễm lạnh).

Tắm nơi kín gió, tốt nhất nên bật đèn sưởi (không sưởi bằng than tổ ong).

Sau tắm lau khô người và mặc quần áo thoáng. Sấy khô tóc bằng tốc độ gió vừa và sấy nóng ở khoảng cách đủ ấm.

Giai đoạn hồi phục hạn chế nhuộm tóc, uốn, sấy, hấp (nhiệt quá nóng), không buộc tóc quá chặt, bắt búi...

Giảm căng thẳng, lo âu không cần thiết.

Nếu rụng tóc kéo dài hơn 6 tháng hoặc nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào khác như rụng tóc từng mảng, ngứa hoặc kích ứng khác thì nên đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Chế độ dinh dưỡng quan trọng

Vitamin A: Giúp duy trì sự toàn vẹn của niêm mạc đường hô hấp và tiêu hóa, tạo kháng thể trên bề mặt niêm mạc. Nhu cầu/ngày: Nam (650mcg) và nữ (500mcg). Thực phẩm chứa nhiều vitamin A: Gan (6.500mcg), lòng đỏ trứng (140mcg).

Vitamin A dưới dạng beta-caroten như cà rốt (835mcg), khoai lang (709mcg), bí ngô (369mcg), đu đủ (55mcg), xoài (38mcg), bông cải xanh (800mcg), rau cải bó xôi (681mcg)…

Lưu ý, thực phẩm thông thường trong khẩu phần ăn hàng ngày có thể cung cấp đủ lượng vitamin A.

Vitamin C: Có công dụng tăng cường miễn dịch, hạn chế sự tiến triển của viêm phổi do virus, cải thiện chức năng hô hấp. Nhu cầu/ngày: 85mg. Vitamin C có nhiều trong trái cây và rau tươi như bưởi (95mg), chanh (77mg), kiwi (93mg), ổi (62mg), dâu tây (60mg), đu đủ (54mg), cam (40mg), ớt chuông (103 - 250mg)…

Vitamin D: Có công dụng tăng cường hệ miễn dịch, tiêu hóa, tuần hoàn và thần kinh.

Nhu cầu/ngày: 15mcg. Để hấp thu vitamin D, nên tiếp xúc với ánh nắng 15 - 30 phút mỗi ngày (phòng thoáng, có cửa sổ có ánh nắng mặt trời).

Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D như cá chép, trắm cỏ (24,7mcg); lươn, chạch (23,3mcg); sữa (7,8 - 8,3mcg); lòng đỏ trứng (2,68mcg); và các thực phẩm được bổ sung vitamin D (các loại sữa, ngũ cốc)…

Vitamin E: Thúc đẩy sự phát triển của các cơ quan miễn dịch. Nhu cầu/ngày: Nam (6,5mg) và nữ (6mg). Vitamin E có trong các sản phẩm từ đậu nành, giá đỗ, rau mầm…

Selen: Có chất chống oxy hóa mạnh, giúp tăng cường khả năng chống nhiễm trùng. Nhu cầu/ngày: Nam (34mcg) và nữ (26mcg). Selen có trong gạo lứt, gạo lật nảy mầm, cá, tôm, rong biển…

Kẽm: Điều hoà miễn dịch, điều hoà các phản ứng viêm. Nhu cầu/ngày: Nam (10mg) và nữ (8mg). Kẽm có trong các loại thịt gia cầm, hải sản như hàu (31mg); sò (13,4mg); thịt bò (4,05mg); lòng đỏ trứng (3,7mg); sữa bột (3,34 - 4,08mg); cua ghẹ 3,54mg;… các loại hạt: hạt đậu (3,8 - 4,0mg); hạt vừng (7,75mg);…

Omega-3: Cải thiện hệ miễn dịch, chống viêm. Nhu cầu/ngày: 2g. Omega-3 có trong cá mòi, cá hồi, cá basa, cá bơn, cá trích, cá ngừ, hàu, dầu gan cá, hạt macca, hạt óc chó, hạt chia.

Flavonoid: Chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch. Flavonoid có trong các loại rau gia vị như húng, tía tô, súp lơ xanh, cải xanh, táo, trà xanh, gừng, tỏi, nghệ, các loại rau lá màu xanh.

Bổ sung lợi khuẩn (Probiotic) từ phô mai, sữa chua để tăng cường hệ miễn dịch.

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top