Làm gì để đảm bảo sức khỏe bệnh nhân ung thư trong Covid-19? 

Trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc đảm bảo sức khỏe của bệnh nhân ung thư rất quan trọng. Vậy nên thực hiện phòng chống thế nào cho phù hợp? Các câu hỏi thắc mắc sẽ được các chuyên gia thuộc Trung tâm Ung thư Parkway Singapore trả lời chi tiết.

Coronavirus có ảnh hưởng thế nào đối với một bệnh nhân ung thư?

BS Richard Quek: Virus Corona có thể gây bệnh ở mọi đối tượng kể cả những người khỏe mạnh. Tuy nhiên người ta cho rằng bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính dẫn đến hệ miễn dịch suy yếu có nguy cơ viêm nhiễm cao, cũng như virus sẽ phát triển phức tạp hơn.  

Hơn nữa, bệnh nhân ung thư có thể phải điều trị hóa trị trong thời gian này, gây ra suy giảm hệ miễn dịch. Do đó, Covid-19 sẽ có tác động mạnh mẽ đến bệnh nhân ung thư.

Tôi có nên tới bệnh viện/phòng khám để chữa trị trong thời gian bùng phát dịch không? Tại sao?

BS Richard Quek: Về cơ bản, bệnh nhân được chia thành 3 nhóm khi trả lời câu hỏi này.

Bệnh nhân ung thư đang điều trị: Chúng tôi khuyên họ nên tiếp tục điều trị. Thực hiện các biện pháp phòng tránh như vệ sinh cá nhân thường xuyên, rửa tay, đeo khẩu trang… So với khả năng lây lan của Covid-19 và xu hướng tránh bệnh viện và phòng khám, thì nguy cơ ung thư chuyển biến xấu hoặc tái phát nếu không điều trị hoặc trì hoãn điều trị nguy hiểm hơn. 

BS Richard Quek.

BS Richard Quek. 

Bệnh nhân có những dấu hiệu nghi ngờ ung thư: Những bệnh nhân này cần xác định các dấu hiệu sớm, bao gồm: máu trong phân, hạch ở vú, tuyến bạch huyết sưng bất thường… Với tất cả bệnh ung thư, quan trọng nhất là phát hiện sớm để có phương pháp điều trị hiệu quả.

Trì hoãn đi khám có thể dẫn đến chẩn đoán muộn, có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Vậy nên hãy đi khám và áp dụng các biện pháp phòng tránh. 

Bệnh nhân ung thư đã điều trị và thuyên giảm: Nhóm bệnh nhân này có thể lùi lịch khám vào những ngày sau một cách linh hoạt. 

Bệnh nhân ung thư có nên đeo khẩu trang để tự bảo vệ khỏi Covid-19 dù họ không bị sốt?

BS Richard Quek: Tôi nghĩ là nên. Tôi khuyên các bệnh nhân ung thư của tôi nên đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài hoặc đi đến nơi đông người để giảm nguy cơ mắc các bệnh hô hấp.

Một vài chú ý cho bệnh nhân ung thư với hệ miễn dịch kém khi di chuyển đến bệnh viện để điều trị? 

BS Colin Phipps: Nhìn chung, các bệnh nhân được hóa trị chuyên sâu hoặc ghép tủy nên tránh những nơi đông người. Điều này không loại trừ việc sử dụng phương tiện công cộng, nhất là giờ cao điểm.

Nếu sử dụng phương tiện công cộng hay taxi, mỗi người cần vệ sinh tay sạch sẽ và đeo khẩu trang theo như lời khuyên của bác sĩ.

Khi di chuyển trong đám đông tại bệnh viện/phòng khám, tôi có thể làm gì để phòng tránh nhiễm virus? Những lưu ý này có tác dụng như thế nào?

BS Colin Phipps: Lời khuyên của tôi dựa trên những gì tôi thực hiện cho chính mình tại bệnh viện. Tôi rửa tay thường xuyên (rửa toàn bộ lòng bàn tay, cổ tay, ngón tay), đeo khẩu trang và tránh tiếp xúc người có dấu hiệu ho.

Việc điều trị ung thư có gì khác trong thời điểm này không?

BS Chin Tan Min: Việc điều trị hóa trị, thuốc uống và miễn dịch sẽ tiếp tục theo như kế hoạch. Điều này giúp đảm bảo kế hoạch điều trị ung thư.

Đồng thời, các biện pháp đang được thực hiện ở mọi bệnh viện để đảm bảo sàng lọc tất cả bệnh nhân và khách ghé thăm, cho phép phát hiện bất kỳ viêm nhiễm nào để giảm thiểu sự lây lan của virus.

Song song với đó, để kiểm soát viêm nhiễm, các bác sĩ và y tá được khuyến khích hạn chế tối đa di chuyển qua bệnh viện khác

Trong quá trình điều trị, những triệu chứng nào tôi nên thận trọng? Trong trường hợp tôi bị sốt trong khi điều trị, có khả năng cao nhiễm virus không?

BS Chin Tan Min: Hóa trị có thể làm giảm khả năng miễn dịch và dẫn đến bệnh nhân dễ bị sốt. Nếu bệnh nhân vừa điều trị hóa trị có biểu hiệu sốt, nên theo dõi theo bằng cách quay lại bệnh viện/phòng khám thử máu để kiểm tra xem có cần thuốc kháng sinh không. Kháng sinh sẽ giúp hạ sốt từ việc bạch cầu thấp do hóa trị.

Đi khám bác sĩ và thực hiện một số kiểm tra khác để đánh giá như chụp x-Quang ngực, gạc mũi/họng có thể giúp loại trừ nguy cơ sốt do virus corona.

Tại Việt Nam, Trung tâm ung thư Parkway Singapore (PCC) được đại diện bởi CanHope Việt Nam, hoạt động như một sợi dây kết nối trực tiếp với đội ngũ chăm sóc sức khoẻ tại Singapore trong suốt hành trình của bệnh nhân.

Mọi thông tin hỗ trợ tư vấn, xin liên hệ: Văn phòng đại diện Y tế Parkway tại Hà Nội, Tầng 5 số 110 Bà Triệu, Hà Nội

Hotline: 0988 155 855/ 084 308 3637 hoặc tại Singapore: (+65) 8259 9902

Tel: 024 3747 2729

Email: hanoi@canhope.org

(Quảng cáo)

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top