Lạm dụng thuốc nhỏ mũi, niêm mạc bị phù nề

Cứ nghẹt mũi, anh Phạm Ngọc P. (45 tuổi, ngụ tại Cần Thơ) lại ra nhà thuốc mua thuốc nhỏ mũi. Lâu dài, các tổ chức niêm mạc bị phù nề và thoái hóa, làm bít tắc hốc mũi.

Người bệnh được chẩn đoán là viêm mũi do sử dụng thuốc không phù hợp.

Các bác sĩ của Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM đã thực hiện phẫu thuật để cắt đi khối niêm mạc thừa trong mũi, tái thông khí vùng hốc mũi.

ts-bs.-ly-xuan-quang-kham-benh-ly-ve-tai-cho-nguoi-benh.jpg
TS.BS Lý Xuân Quang khám bệnh lý về tai cho người bệnh

Quá trình điều trị và phục hồi mất nhiều thời gian, nhưng sức khỏe của người bệnh đã được cải thiện. 

TS BS Lý Xuân Quang - Trưởng khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM - cho biết, các nhóm thuốc kháng viêm thường được sử dụng trong điều trị các bệnh lý tai mũi họng gồm các loại như: nhóm thuốc Corticoid, nhóm NSAIDs, nhóm thuốc kháng viêm dạng men.

Tác dụng chính của thuốc kháng viêm là làm giảm tính thấm thành của các mạch máu nơi viêm, hạn chế sự tập trung của các tế bào viêm và các chất gây viêm nơi tổn thương và hạn chế sự hành thành các mô hạt viêm hay mô sẹo trong quá trình lành thương.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc trong điều trị nói chung đều tuân thủ theo nguyên tắc: đúng thuốc, đúng đường sử dụng, đúng liều lượng và đúng thời gian. Ngoài ra, vùng tai mũi họng là những vùng có niêm mạc rất nhạy cảm, vì vậy khi sử dụng các thuốc tại chỗ cần phải lưu ý.

Đối với người bệnh là trẻ em càng cần phải đặc biệt lưu ý về liều lượng sử dụng thuốc, phụ huynh không nên tự ý cho trẻ sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Theo TS.BS Lý Xuân Quang, các bệnh lý tai mũi họng thường gặp gồm các bệnh lý về họng thanh quản (viêm họng, viêm amidan…), mũi xoang và tai giữa.

Trong đó, viêm mũi dị ứng là bệnh phổ biến nhất. Triệu chứng của bệnh lý này thường là chảy nước mũi, ngứa mũi, nghẹt mũi, mất ngủ… Nguyên nhân do sự thiếu thích ứng cũng như sự nhạy cảm của cơ thể đối với môi trường xung quanh.

Viêm mũi dị ứng được chia làm 2 loại chính, gồm viêm mũi dị ứng từng đợt và viêm mũi dị ứng dai dẳng. Tùy theo mức độ bệnh mà cuộc sống của người bệnh sẽ có những ảnh hưởng khác nhau.

Viêm tai giữa cũng là một bệnh lý thường gặp, đặc biệt là ở trẻ dưới 15 tuổi. Trẻ em ở độ tuổi này thường mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp trên nên dễ dẫn đến bệnh viêm tai giữa.

Hơn nữa, trẻ vẫn đang phát triển về các chức năng vùng tai mũi họng, đặc biệt là vùng vòi nhĩ liên quan đến tai giữa và hoạt động của hầu họng.

Trẻ nhỏ từ 2 tuổi đến 6 tuổi cũng thường mắc một bệnh lý khác là viêm VA. VA là tổ chức mô nằm sau mũi thuộc vùng mũi họng, tham gia tạo kháng thể cho cơ thể, hoạt động mạnh trước 6 tuổi.

Khi VA hoạt động quá mức sẽ gây ra tình trạng viêm, tắc nghẽn ở mũi và tai giữa, khiến trẻ nghẹt mũi, khó thở và dẫn đến các bệnh lý khác như viêm mũi xoang, viêm tai giữa,…

Phần lớn các bệnh lý tai mũi họng thường được chẩn đoán bằng việc thăm khám thông thường, khai thác bệnh sử hoặc nội soi mũi họng.

Một số trường hợp cần chẩn đoán chuyên sâu, sử dụng đến các phương tiện xét nghiệm máu, nước bọt; nội soi, siêu âm đầu cổ… để đánh giá mức độ bệnh và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top