Lạm dụng kẽm tăng đề kháng, lợi bất cập hại

Lượng kẽm trung bình mỗi ngày cho nam khoảng 11mg/ngày, nữ cần 8mg/ngày. Lạm dụng kẽm liều cao mỗi ngày để tăng sức đề kháng có thể dẫn đến ngộ độc kẽm.

Kẽm có nhiều trong thực phẩm tự nhiên

Kẽm là dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và được tìm thấy trong nhiều enzyme trong cơ thể.

Kẽm có trong nhiều loại thức ăn có nguồn gốc tự nhiên như một số loại rau mầm, măng tây, bông cải xanh, đậu bắp, rau mồng tơi, nấm đông cô, thịt bò, cá, gà.

ths-bs-doan-uyen-vy.jpg
ThS. BS Doãn Uyên Vy, Phó trưởng Đơn vị Chống độc, Phụ trách phòng khám Chống độc - PCC-Chợ Rẫy tư vấn khám cho bệnh nhân.

Kẽm tham gia cầu trúc gene, ổn định màng tế bào, chuyển hóa vitamin A, phát triển và duy trì hệ thần kinh, đặc biệt cần thiết cho thai nhi. Ngoài ra, kẽm có vai trò duy trì khứu giác và vị giác.

Những bệnh nhân có giảm vị giác, khứu giác khi cho đo lượng kẽm trong máu thường thấy bị giảm. Kẽm cũng đóng góp vai trò tăng miễn dịch cơ thể, có tính chống viêm nhiễm, chống oxy hóa, giúp lành vết thương.

Người thiếu kẽm thường có 3 triệu chứng đi kèm: Viêm da, rụng tóc, tiêu chảy.

Khi người khỏe mạnh bị cảm cúm thường được khuyên sử dụng viên kẽm gluconate hoặc kẽm acetate  trong 24 giờ đầu sau khi có triệu chứng cảm cúm để giảm mức độ cảm cúm nặng và nhanh hết bệnh.

Chính vì vậy, trong đại dịch Covid-19, kẽm cũng được kê đơn trong điều trị hỗ trợ sớm cho các bệnh nhân có triệu chứng giúp cho tăng bảo vệ tế bào cơ thể khi bị virus tấn công, giảm stress oxy hóa trong thời gian bị nhiễm SARS-CoV- 2.

Tuy nhiên, việc uống viên kẽm được truyền miệng nhau để tăng cường miễn dịch, phòng chống  Covid-19, dẫn đến trào lưu người dân có thể tự đi mua và nhà thuốc bán đại trà.

Điều này dẫn đến sự hiểu lầm uống viên kẽm nhiều để không bị bệnh Covid-19, và từ đó có thể dẫn đến sự lạm dụng và uống nhiều viên kẽm bổ sung.

Kẽm - con dao 2 lưỡi

Ngoài tác dụng có lợi nêu trên, những trường hợp sử dụng kẽm liều cao mỗi ngày không cần thiết cho cơ thể và kéo dài, sẽ dẫn đến ngộ độc kẽm.

Ngộ độc kẽm xảy ra tùy theo đường tiếp xúc có thể qua uống, qua da, hít hơi kẽm.

Đặc biệt, trường hợp uống bổ sung kẽm ngừa Covid-19 thường là dạng muối kẽm như kẽm sulfate, kẽm gluconate.

Nếu uống thường xuyên, lạm dụng trong thời gian dài vài tuần sẽ gây hại cho đường tiêu hóa như buồn nôn, ói, đau bụng, và xuất huyết tiêu hóa.

Kẽm sulfate, kẽm gluconate là các dạng muối kẽm, khi vào cơ thể, dưới tác dụng dịch vị dạ dày có thể sinh ra kẽm chloride có tính ăn mòn; nên sẽ gây các triệu chứng trên.

Thậm chí, uống liều cao kẽm (100 mg) thường xuyên sẽ làm mất khứu giác và vị giác.

kiem-tra-thanh-phan-thuoc.jpg
Bác sĩ kiểm tra thành phần thuốc do bệnh nhân cung cấp để tìm hiểu nguyên nhân nhiễm độc.

Khi uống viêm kẽm thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng nhiễm độc kẽm mạn tính. Trong cơ thể, lượng kẽm và đồng có tác động ảnh hưởng lẫn nhau. Lượng kẽm cao sẽ làm giảm lượng đồng cần thiết cho nhu cầu của cơ thể.

Lượng đồng trong cơ thể bị giảm xuống do ảnh hưởng chuyển hóa, dẫn đến thiếu máu, giảm bạch cầu, mất điều hòa cảm giác, co cứng gồng người.

Đôi khi, uống lượng kẽm bổ sung liều cao trên 15mg mỗi ngày trong thời gian kéo dài cũng sẽ gia tăng nguy cơ bị sỏi thận.

Khi uống lượng kẽm trên 300mg/ngày trong 6 tuần sẽ gây ảnh hưởng nặng, ức chế đáp ứng miễn dịch.

Khi người khỏe đang sử dụng viêm kẽm bổ sung và có các triệu chứng ngộ độc hay nhiễm độc kẽm nêu trên nên dừng ngay và đến gặp bác sĩ ngay để kiểm tra lượng kẽm trong cơ thể.

ThS.BS Doãn Uyên Vy (phụ trách phòng khám Chống độc - PCC-Chợ Rẫy)

Theo Đời sống
Khám sức khỏe định kỳ phát hiện u gan 10 cm

Khám sức khỏe định kỳ, phát hiện u gan 10 cm

Hơn 60% người ung thư gan liên quan đến mắc viêm gan B. Người mắc viêm gan B mạn thường thấy khỏe mạnh và không có triệu chứng. Do đó cần phát hiện kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng suy gan, xơ gan, và ung thư gan.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top