Lai tạo giống lúa mới từ lúa cổ truyền

(khoahocdoisong.vn) - Từ giống lúa cổ truyền, người ta có thể lai tạo giống lúa mới không?

Hỏi: Từ giống lúa cổ truyền, người ta có thể lai tạo giống lúa mới không?

Lê Ánh Hồng (Hà Nội)

TS Đào Minh Sô, Trưởng Bộ môn chọn tạo giống cây trồng, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam: Có khá nhiều giống lúa cổ truyền còn được lưu giữ tại các cơ quan nghiên cứu, nhưng hầu hết nguồn gene lúa cổ truyền có giá trị canh tác thấp (thời gian sinh trưởng dài, năng suất thấp) nên rất ít được sử dụng trực tiếp cho sản xuất. Do đó, các nhà khoa học phải khai thác nguồn gene lúa cổ truyền để tạo ra nguồn gene lúa cải tiến đáp ứng nhu cầu sản xuất. Giống lúa SR20 là con lai được chọn từ tổ hợp gồm: Vật liệu làm bố là một dòng lúa đỏ đột biến được phát triển từ nguồn gene cổ truyền trong nước và vật liệu làm mẹ là một dòng lúa đen thu thập ở nước ngoài. Chúng có ưu điểm là thời gian sinh trưởng ngắn, kiểu hình đẹp, chứa sắc tố đỏ và tím, bông chùm, năng suất cao, có ưu thế vượt trội về chất lượng so với giống mẹ (tím đen, gạo nát, cơm ướt và quá dẻo) và giống bố (đỏ, cơm khô), chống chịu sâu bệnh tốt; đặc biệt là cơm rất ngon, dẻo vừa và xốp, thích hợp đa số người dùng. Thành phẩm của giống lúa SR20 có thể là gạo xát hoặc gạo lứt đều thích hợp.

Theo Đời sống
Trẻ suy thận cấp vì tiêu chảy

Bé 4 tuổi suy thận cấp vì tiêu chảy

Trẻ bị tiêu chảy cấp có tốc độ đào thải phân cao có thể 10-15 lần/ngày, kèm theo thời tiết nắng nóng là nguyên nhân dễ dẫn đến mất nước, rối loạn điện giải, rối loạn kiềm toan, nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top