La Nina quay lại, rét đậm, rét hại dài hơn

La Nina được dự báo sẽ quay trở lại vào đầu năm 2018. Do tác động của La Nina yếu, sau 3 năm mất mùa rét, mùa đông năm nay đã quay trở lại với nhịp điệu thông thường, nhưng rét đậm, rét hạn cũng nhiều hơn. Dự báo, mỗi đợt rét đậm sẽ kéo dài từ 7 – 10 ngày.
/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/mien-bac-don-ret-dam-ret-hai-manh-nhat-tu-dau-nam1.jpg

La Nina quay lại, rét đậm, rét hại nhiều khả năng sẽ dài hơn.

Đề phòng bão trên vùng biển phía Nam

Ông Lê Thanh Hải, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, nhận định mới nhất vừa “ra lò” của các chuyên gia về tình hình khí tượng thủy văn đầu năm 2018 cho thấy, hiện tượng ENSO (El Nino Southern Oscillation – là thuật ngữ để chỉ cả 2 hiện tượng El Nino và La Nina) đang nghiêng về La Nina trong tháng cuối năm 2017 và gia tăng khả năng xuất hiện La Nina vào đầu năm 2018 với xác suất xảy ra khoảng 55 – 65%.

Các dự báo cho thấy, nhiều khả năng hiện tượng La Nina đầu năm 2018 sẽ có cường độ yếu và không kéo dài. Dưới tác động của La Nina nhiều khả năng bão hoặc áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) vẫn còn có khả năng hoạt động trên khu vực Nam biển Đông trong tháng cuối năm 2017 và những tháng đầu năm 2018.

Trong năm 2018 số lượng bão, ATNĐ trên biển Đông và ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam có khả năng tương đương hoặc nhiều hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN). Các nhà khoa học lo ngại, một mùa mưa bão nhiều diễn biến phức tạp như năm 2017 sẽ lặp lại trong năm 2018.

Năm 2017 là năm bão “hoạt động mạnh”. Tính đến thời điểm này đã có 4 áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), 2 vùng áp thấp và 14 cơn bão hoạt động ở Biển Đông, trong đó có 2 ATNĐ, 5 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta là bão số 2, bão số 4, bão số 10, bão số 12 và bão số 14.

Đặc biệt có 2 cơn bão mạnh đổ bộ vào miền Trung là bão số 10 (Doksuri) có sức gió mạnh cấp 11 – 12, giật cấp 14 – 15 khi đổ bộ vào khu vực Hà Tĩnh – Quảng Bình (Nam đèo Ngang); bão số 12 (Damrey) có sức gió giật mạnh cấp 12 – 13 khi đổ bộ vào Phú Yên – Khánh Hòa; khi đi vào Tây Nguyên sức gió bão số 12 còn mạnh cấp 7 – 8, giật cấp 9 – 10.

Liên quan đến thời tiết Tết Nguyên đán năm nay, ông Lê Thanh Hải cho hay, thời gian này, việc dự báo thời tiết những ngày Tết là điều không dễ và độ chính xác không cao bởi dự báo xa là khó. Tuy nhiên, dựa vào các số liệu của nhiều mô hình dự báo cho thấy khả năng Tết sẽ rét ở phía Bắc; se lạnh và nhiều mưa trái mùa ở phía Nam.

Rét kéo dài từ 7 – 10 ngày

Tháng 12 là tháng đầu tiên của mùa đông, lúc này không khí lạnh đã xuất hiện nhiều và cường độ mạnh. Trung bình tháng 12 có 4 – 5 đợt không khí lạnh. Tuy nhiên, thông thường phải vào dịp Noel, rét đậm, rét hại mới xuất hiện. Đặc biệt, năm nay, các dự báo cho thấy, rét đậm, rét hại sẽ không xuất hiện vào dịp giáng sinh như trung bình nhiều năm mà sẽ đến chậm hơn.

Các dự báo cho thấy rét đậm, rét hại ở khu vực miền Bắc có khả năng tập trung trong thời đoạn tháng 1 và tháng 2/2018, trong đó mạnh nhất vào tháng Giêng Hai, thời điểm Tết Nguyên đán. Mỗi đợt rét đậm, rét hại được dự báo có thể kéo dài từ 7 – 10 ngày.

Thời gian rét của mỗi đợt như thế này được cho là dài, nhất là sau 3 năm liên tiếp mất mùa rét, người dân đã quen với việc mùa đông ấm áp, thì nay, người dân cần có sự chủ động trong việc phòng tránh rét, thậm chí bà con vùng núi phải hết sức chú ý chống rét cho trâu bò, gia súc, gia cầm…

Đặc biệt, nhiều người dân thắc mắc, trong mùa đông có những ngày tuy rét nhưng không gây mệt mỏi, trong khi đó lại có những ngày vừa mưa, vừa rét, và gây cảm giác khó chịu. Liên quan đến vấn đề này, theo ông Lê Thanh Hải, trong mùa đông, có hai kiểu rét là rét khô và rét ẩm.

Rét khô là kiểu rét tuy nhiệt độ xuống thấp song trời khô ráo, thậm chí là có nắng và độ ẩm thấp. Rét khô có đặc điểm là làm da khô, nhưng không gây mệt mỏi, khó chịu. Rét ẩm là kiểu rét khi nhiệt độ xuống thấp, có mưa và độ ẩm cao.

Do mưa và độ ẩm cao nên rét ẩm, tuy da không bị khô nhưng dễ gây cảm giác mệt mỏi, cảm lạnh và gia tăng bệnh lý về hô hấp. Trong một mùa đông có khả năng xuất hiện vài ba đợt rét ẩm.

Đức Anh

Theo Đời sống
Sự thật ít người biết về rắn cườm

Sự thật ít người biết về rắn cườm

Mặc dù không độc, nhưng rắn cườm thường bị nhầm lẫn với rắn lục cườm, một loài rắn thực sự độc hại. Điều này đã dẫn đến nhiều trường hợp "chết oan" khi con người lầm tưởng rằng rắn cườm cũng độc.
Top 8 hiện tượng thiên nhiên kỳ thú không ngờ

Top 8 hiện tượng thiên nhiên kỳ thú không ngờ

Thiên nhiên luôn đem đến cho chúng ta những hiện tượng thật kỳ lạ. Những hiện tượng này không chỉ làm cho thế giới trở nên đa dạng hơn mà còn đặt ra nhiều câu hỏi cho con người muốn tìm hiểu sâu hơn về vũ trụ và thiên nhiên.
back to top