Lá nhàu chữa cảm sốt

(khoahocdoisong.vn) - Theo tài liệu y học, lá nhàu có tác dụng tăng lực, hạ sốt, làm dịu, điều kinh, dùng để chữa cảm sốt, tiêu chảy, chống viêm và hỗ trợ hệ miễn dịch...

Nhàu có tên là nhàu rừng, nhàu núi, cây ngao, tên khoa học là Morinda citrifolia L., họ cà phê, thường mọc hoang từ miền Trung đến miền Nam và cũng được trồng ở nhiều nơi.

Theo tài liệu nước ngoài, lá nhàu chứa bioflavonoid, B-sitosteol, axit ursolic, sterol thực vật, protein, glycosid anthraquinonic gọi là morindin, các chất vi lượng P, FE, Ca, Mg, các vitamin E, K và niacin...

Theo các nghiên cứu y học, lá nhàu có tác dụng tăng lực, hạ sốt, làm dịu, điều kinh, dùng chữa tiêu chảy, cảm sốt; liều 8-10g/ngày, sắc uống. Dùng ngoài giã đắp làm lành vết thương, vết loét, làm chóng lên da non. Dịch lá dùng được đắp trị bệnh viêm khớp gây đau nhức.

Một phát hiện mới được công bố tại Hội thảo Hóa học quốc tế  (tổ chức tại Honolulu) cho biết, nước chiết cô đặc của lá nhàu có thể tiêu diệt 89% vi khuẩn bệnh lao trong ống nghiệm, có hiệu quả gần như thuốc chống lao hàng đầu rifampicin (tiêu diệt 97% trong cùng một nồng độ). Đặc tính này của lá nhàu đang được nghiên cứu ứng dụng vào việc sản xuất thuốc kháng lao.

Trà lá nhàu là một thức uống chống oxy hóa tự nhiên, không chứa cafein, giúp tăng cường năng lượng, loại bỏ độc tố, cải thiện tiêu hóa, chống viêm và hỗ trợ miễn dịch. Ở miền Nam người ta dùng lá nhàu non  để nấu canh lươn cho người bị suy nhược cơ thể ăn, giúp phục hồi sức khỏe.

Chữa lỵ, tiêu chảy, cảm sốt: Dùng 3 – 5 lá nhàu tươi, rửa sạch, nấu với 500ml nước cho đến khi còn khoảng 200, uống mỗi ngày 2 lần, liên tục 2-5 ngày.

Chữa mụn nhọt: Dùng lá nhàu tươi giã nhuyễn, đắp lên mụn nhọt vài ngày sẽ khỏi và chóng lên da non.

PGS.TS Trần Công Khánh (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây thuốc cổ truyền)

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top