Lá mơ tam thể chữa khớp

Lá mơ tam thể hay còn gọi lá mơ lông, dây mơ tròn, cây mọc hoang ở các bờ rào. Ngoài là rau ăn sống, gia vị, còn là vị thuốc quý.

Mơ lông nhiều tác dụng.

Theo quan niệm của YHCT lá mơ lông có vị chua, tính bình, đi vào 2 kinh vị và đại trường, có tác dụng trừ phong hoạt huyết, chỉ thống, tiêu thực, giải độc, trừ thấp, tiêu thũng. Đặc biệt là chữa kiết lỵ.

*Chữa lỵ trực tràng: Bệnh nhân đi ngoài ra máu, mùi khó chịu, đi nhiều lần trong ngày, mỗi lần đi lại đau quặn bụng, mót rặn. Xét nghiệm phân có trực tràng shiga dùng bài thuốc lá mơ lông 30-50g, 1 quả trứng gà. Lá mơ rửa sạch để ráo nước. Sau đó thái nhỏ trộn với trứng gà, đánh cho đều, quện vào với nhau. Lấy lá chuối tươi đặt vào chảo cho nóng (không cho mỡ), đổ trứng lên lá chuối đun nhỏ lửa cho khỏi bay tinh dầu chủa lá mơ, khi vàng lật trở lại cho chns rồi ăn khi nóng. Ngày ăn  2 lần, ăn trong 10 ngày.

*Viêm tai ở trẻ nhỏ: Trẻ em đi bơi bị nước vào tai gây nhiễm trùng do viêm tai giữa có mủ. Trẻ quấy khóc, vật vã, lắc đầu liên tục và sốt cao, ta dùng một nắm lá mơ lông đã rửa sạch hơ hay sao lên cho nóng. Sau đó vò nát nhét vào tai trẻ qua đêm, lá mơ sẽ hút hết mủ, trẻ sẽ hết đau và trở lại bình thường.

*Chữa bệnh khớp người già: Người cao tuổi thường hay đau nhức xương khớp do các bệnh thoái hóa cột sống và khớp gối, khớp vai, gai đốt, loãng xương dùng cách: lá mơ lông dùng cả cây và lá sắc lên uống thay nước hàng ngày; Hoặc giã dập lá mơ lông, cho vào ấm rồi đổ nước sôi vào hãm uống trong ngày. Có thể dùng 1kg lá 2 lít rượu ngâm 10 ngày là uống được, khớp sẽ hết đau, đi lại dễ dàng. Một ngày uống 2 lần trong bữa ăn, mỗi bữa 1 chén con.

BS Kim Ngân

(Phòng khám đa khoa phố Vĩnh Hồ, Hà Nội)

Theo Đời sống
Dấu hiệu nhận biết cơn đau do sỏi thận

Dấu hiệu nhận biết cơn đau do sỏi thận

Sỏi là các hạt cứng tồn tại trong cơ thể con người ở các vị trí khác nhau, được tạo thành từ muối, chất khoáng tồn đọng và kết tủa. Sự hiện diện của sỏi sẽ gây viêm nhiễm, đau và ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top