Lá lốt chữa chân răng sưng đau

(khoahocdoisong.vn) - Ngâm nước cốt lá lốt với muối có thể chữa chứng đau răng, sưng nướu răng, viêm chân răng (nha chu viêm)…

Rất nhiều người bị chứng đau răng, sưng nướu răng, viêm chân răng (nha chu viêm)… Răng đau thường ảnh hưởng đến ăn uống, gây đau đầu...

Chứng nha chu viêm còn làm cho răng chảy máu, miệng hôi, ảnh hưởng đến việc tiếp xúc sinh hoạt hằng ngày. Việc dùng lá lốt điều trị rất đơn giản và hiệu quả.

Lá lốt (có thể dùng nguyên cây), rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt. Cho thêm ít muối, ngậm. Mỗi lần ngậm khoảng 5 phút, sau đó nhổ đi hoặc nuốt luôn cũng được. Mỗi ngày làm 2 - 3 lần.

Sáng ngậm thấy bớt đau nhức, bớt sốt thì trưa ngậm tiếp. Nếu thấy ra máu và mủ thì xúc miệng bằng nuớc muối và cố súc miệng nhiều lần cho mủ và máu ra hết. Đến 4 giờ chiều  tiếp tục ngậm lần thứ 3, có thể có cảm giác ê buốt hết 2 hàm răng, nhưng không thấy đau. Đến 8 giờ tối tiếp tục ngậm 1 lần nữa rồi đi ngủ.

Tiếp tục làm như vậy 2 – 3 ngày cho đến khi hết đau, máu và mủ cũng không còn, các chân răng xẹp hết, có thể ăn uống và sinh hoạt bình thường thì thôi.

Theo sách Trung dược đại từ điển, lá lốt vị cay, mùi thơm, tính ấm. Có tác dụng kiện vị, giáng khí, chỉ thống (giảm đau), chỉ ẩu (cầm nôn). Khi dùng lá lốt trị răng đau, chúng tôi lại phát hiện được thêm một tác dụng khá độc đáo của lá lốt là có thể phá vỡ được mủ ở các bọng răng, giúp điều trị nha chu viêm khá tốt.

Khi ngậm nước cốt lá lốt, chất nước thuốc thấm sâu vào được toàn bộ các kẽ răng, chỗ sưng… và vì vậy có được hiệu quả hơn là uống thuốc khác.

Lương y Hoàng Duy Tân (nguyên Phó Chủ tịch Hội Đông y Đồng Nai)

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top