Lá giang giải nhiệt đào thải chất độc

(khoahocdoisong.vn) - Lá giang mọc hoang ở ven rừng, ven suối, ven sông, có khi gặp ở nương rẫy, hay thấy ở những nơi có nhiều ánh sáng. Trong 100g lá giang có 85,3g nước; 3,5g protein; 3,5g glucid; 0,6mg carotein, 26 mg vitamin C. Đây được coi là cây có dược tính cao, vừa bổ dưỡng vừa trị bệnh.

Hỏi: Quê tôi hay nấu thịt gà với lá giang. Xin hỏi, lá giang có công dụng gì?

Nguyễn Thị Thảo Nguyên (Tiền Giang)

BS Nguyễn Phan Trúc Nguyên, Vũng Tàu: Lá giang được dùng trong nhiều món ăn, chế biến thành nhiều món canh ngon bổ. Vì giàu vitamin C nên món canh có lá giang thường giúp giảm mệt mỏi trong những ngày trời nắng. Theo y học cổ truyền, lá giang có vị chua tính mát, tác dụng thanh nhiệt, khai vị, tiêu viêm, lợi niệu, giải khát, giảm đau. Kinh nghiệm nhân dân thường dùng 1 nắm lá giang, khoảng 100 - 200g tươi sắc nước uống chữa bụng đầy, đau nhức khớp, ăn khó tiêu, người nóng tiểu vàng, đầy bụng, sỏi tiết niệu, lở ngứa ngoài da. Để chữa viêm đường tiết niệu và sỏi, người ta lấy thân hoặc lá giang 100 - 200g, sắc uống nhiều lần trong ngày hoặc thân lá 10 - 20g hãm uống thay trà. Để chữa ăn không tiêu, bụng trướng, lấy lá giang 30 - 50g sắc uống. Chữa đau dạ dày, lấy rễ hoặc lá 20 - 40g, sắc uống, thường kết hợp với một số vị thuốc trị đau khác. Trẻ em mụn nhọt, lở ngứa ngoài da lấy lá giang tươi rửa sạch, giã nát, đắp lên vết thương.

Trời nóng kém ăn, lấy lá giang, thịt gà mái vàng, gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Nếu bụng đầy, ăn không tiêu, lấy lá giang, cá bống, hành tiêu, gia vị nấu canh ăn tuần vài lần. Nếu tiểu đục, tiểu buốt gắt lấy lá giang, cá chép, hành ngò, gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Hoặc lấy lá giang giã nước nước uống, không chỉ giải nhiệt mà còn đào thải chất độc.

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top