Lá cách chữa lở ngứa

(khoahocdoisong.vn) - Lá cách còn gọi là vọng cách, thường được trồng hoặc mọc hoang bờ ao, sân vườn. Cây cao khoảng 2 - 5m lá mọc đối hình tim, xanh tốt quanh năm. Lá cách có mùi thơm đặc trưng, ăn ngon, thường dùng ăn sống, cuốn thịt bò, thịt heo nướng, nấu canh, om lươn...

Theo y học cổ truyền, lá cách có vị ngọt tính mát, không độc. Tác dụng bổ tỳ vị, tán ứ kết, giải độc, trừ tê bại. Thường chữa táo bón, kiết lỵ, bí tiểu, sốt viêm gan, vàng da, thấp khớp nhức mỏi, liều dùng từ 30 - 60g lá tươi/ngày hoặc 15 - 20g lá khô dưới dạng sắc uống.

Tài liệu gần đây cho biết, cành cây lá cách chứa alcaloid; premnin, granimin có tính tăng cường giao cảm thần kinh, tác dụng làm co mạch, tăng huyết áp, tăng nhu động ruột, tăng tiết nước bọt, giãn nở khí quản cho nên khi dùng lá cách cảm thấy hưng phấn, ăn ngon, đại tiện dễ hơn, người khỏe hơn. Tuy nhiên, lá cách không nên dùng lâu,  nhất là người tiền sử  huyết áp cao dùng phải cẩn thận vì dễ bị tăng huyết áp. 

Một số bài thuốc kinh nghiệm dân gian chữa bệnh như:

- Chữa táo bón, lá cách tươi 30 - 40g sắc uống.

- Chữa tiểu vàng gắt, lá cách phối hợp rễ tranh mỗi vị 40g sắc uống.

- Chữa mụn nhọt, lở ngứa ngoài da, lá cách sắc đặc tắm, bôi.

- Chữa chàm, mụn rộp, miệng, lưỡi lở đau, hái cành non bằng ngón tay dài 10 phân nướng vào bếp lửa, đầu kia xì ra bọt nước dùng bôi nhiều lần.

BS Nguyễn Phan Trúc Nguyên (Vũng Tàu)

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
back to top