Kỹ thuật tiên tiến + chăm sóc toàn diện cứu bệnh nhân Covid-19 nặng

(khoahocdoisong.vn) - Tại các trung tâm hồi sức tích cực Covid-19 mới được thiết lập ở TPHCM không chỉ áp dụng các phương pháp và kỹ thuật tiên tiến vào điều trị, các ca bệnh nặng được kết nối Telehealth với Bộ Y tế và tiểu ban điều trị để hội chẩn đưa ra phương án điều trị tốt nhất, bệnh nhân còn được giám sát, chăm sóc 24/7 qua hệ thống kết nối...

Phép màu từ những nỗ lực không mệt mỏi

Sau 20 ngày thi công, 7 ngày phối hợp triển khai lắp đặt trang thiết bị, Bệnh viện Dã chiến số 16 đã đi vào hoạt động với hơn 2.000 giường cùng một trung tâm hồi sức tích cực 500 giường đặt tại quận 7 TPHCM.

GS.TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, việc thiết lập bệnh viện và trung tâm hồi sức tích cực Covid-19 với quy mô 500 giường có khả năng tiếp nhận, điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 nặng, nguy kịch trong một thời gian rất ngắn là một “phép màu” từ sự quyết liệt và nỗ lực không mệt mỏi của các đơn vị thuộc Bộ Y tế và TPHCM.

Bệnh viện dã chiến với các trang thiết bị hiện đại.

Bệnh viện dã chiến với các trang thiết bị hiện đại.

Theo đánh giá của Bệnh viện Bạch Mai, đến nay, hệ thống oxy, khí nén và hút trung tâm đủ tiêu chuẩn đáp ứng cho 1 trung tâm hồi sức tích cực hiện đại với 382 giường hồi sức tích cực tại khu B và 260 giường hồi sức cấp cứu tại khu F. Trung tâm được trang bị những phương pháp và kỹ thuật tiên tiến nhất, như máy thở oxy lưu lượng cao (HFNC), hệ thống monitor theo dõi, máy siêu âm, máy ECMO (tim phổi nhân tạo), máy lọc máu, 3 xe X-quang di động... nhằm phục vụ tối đa cho toàn bộ trung tâm hồi sức tích cực và toàn Bệnh viện Dã chiến 16.

Cùng với máy móc, thiết bị hiện đại, bệnh viện còn thiết lập hệ thống camera trung tâm có khả năng đáp ứng theo dõi bệnh nhân và các thiết bị hỗ trợ 24/7 kết nối với các trung tâm giám sát và điều hành, làm giảm gánh nặng cho nhân viên y tế trực tiếp điều trị cho bệnh nhân.

Để hội chẩn các ca bệnh nặng tốt nhất, Bh viện đã thiết lập hệ thống Telehealth kết nối trực tuyến với Bộ Y tế, Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng chống dịch Covid-19, Bệnh viện Bạch Mai... Trung tâm hồi sức tích cực Covid-19 ở Bệnh viện Dã chiến 16 sẽ đảm bảo công tác theo dõi liên tục bệnh nhân cũng như công tác quản lý, điều hành, hỗ trợ của các chuyên gia đầu ngành từ Bộ Y tế, Bệnh viện Bạch Mai…Đồng thời, hệ thống này sẽ là một kênh đào tạo hiệu quả của Bệnh viện Bạch Mai dành cho các nhân viên y tế tham gia chống dịch tại TPHCM và các tỉnh phía Nam.

Đã kích hoạt hệ thống quản lý bệnh án điện tử, quản lý dược, quản lý thiết bị vật tư tiêu hao bằng phần mềm quản lý bệnh viện. Việc này nhằm hạn chế tối đa tiếp xúc và nguy cơ lây chéo giữa các khu vực chuyên môn và hành chính của trung tâm.

Theo đánh giá của GS.TS Nguyễn Quang Tuấn, tại cơ sở này sẽ điều trị hiệu quả nhất, giảm thiểu nguy cơ tử vong đối với bệnh nhân Covid-19 nặng.

Giường hồi sức cho các bệnh nhân nặng.

Giường hồi sức cho các bệnh nhân nặng.

Lo từ miếng ăn đến giấc ngủ

Các bệnh nhân tại các trung tâm hồi sức cấp cứu, không chỉ được điều trị tốt nhất mà còn được chăm sóc rất tỉ mỉ và chu đáo. Tại Bệnh viện Dã chiến số 10, các thầy thuốc ngoài điều trị y khoa còn chăm sóc sức khỏe cho các bệnh nhân rất tận tình với các bài tập thể dục tại chỗ, xoa bóp cho các bệnh nhân nằm lâu bị mỏi, trấn an tâm lý, dỗ dành từng bệnh nhân vào giấc ngủ. Lo động viên ăn uống để đảm bảo dinh dưỡng tốt nhất.

Chăm sóc cho bệnh nhân.

Chăm sóc cho bệnh nhân.

Cử nhân gây mê Nguyễn Hữu Lộc cho biết, cố gắng để các bệnh nhân cấp cứu đều có thể vượt quan được cửa tử. Có bệnh nhân ban đầu vào đây rất hoang mang nhưng khi nghe phân tích kỹ về tình hình bệnh tật cũng như việc điều trị thì hợp tác nhanh. Đến nay, hầu hết vào phòng cấp cứu đều nghe theo các y bác sĩ.

Bệnh nhân Lê Văn T. chia sẻ: “Tôi cứ nghĩ vào phòng cấp cứu sẽ phải nằm li bì một chỗ, khó khăn trong việc vệ sinh thân thể, nhưng các nhân viên y tế đều giúp nhiệt tình như người nhà của mình. Giờ chuẩn bị khỏi bệnh nên rất xúc động”.

TS.BS Đoàn Thu Trà, Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Chủ tịch Công đoàn Bệnh viện Bạch Mai cho biết, chúng tôi đã chia nhân sự thành nhiều nhóm như hậu cần, các phòng ban chức năng, nhóm phụ trách chuyên môn, nhóm đào tạo, nhóm chăm sóc… để đảm bảo trong thời gian ngắn nhất có thể hồi phục các bệnh nhân nặng, giảm thiểu số ca tử vong, ngăn chặn được dịch, đồng thời cũng đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế.  

“Trong thời gian tới gánh nặng cho hệ thống điều trị sẽ tiếp tục tăng, tuy nhiên khi các trung tâm hồi sức tích cực Covid-19 của Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện T.Ư Huế chính thức đi vào hoạt động sẽ góp phần giảm tải cho các bệnh viện. Bên cạnh đó, các đơn vị như Bệnh viện Răng Hàm Mặt T.Ư, Bệnh viện Da liễu T.Ư, Bệnh viện Phụ sản T.Ư cũng như một số tỉnh thành khác sẽ tiếp tục tham gia hỗ trợ TPHCM trong thời gian sắp tới...”, ThS.BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh Bộ Y tế chia sẻ.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top