Kính thiên văn hợp nhất theo dõi thiên hà siêu khủng

Các nhà thiên văn học sử dụng hai kính viễn vọng vô tuyến và một số kính viễn vọng quang học để nghiên cứu các cơ chế phức tạp, được cho là nguyên nhân làm cho các chùm tia phun ra từ một thiên hà siêu khủng.

Nghiên cứu mới công bố, nhóm các nhà khoa học quốc tế sử dụng kính thiên văn để quan sát một thiên hàvô tuyến có tên gọi là Centaurus A.

Tiến sĩ Ben McKinley thuộc Trung tâm nghiên cứu Thiên văn học Quốc tế (ICRAR) cho biết: ” Centaurus A là thiên hà vô tuyến gần Trái đất nhất”.

“Chúng tôi sử dụng Murchison Widefield Array (MWA) và Parkes – những kính thiên văn vô tuyến có diện tích rộng lớn, cho phép chúng chụp lại hình ảnh một phần lớn bầu trời và có thể nhìn thấy Centaurus A ngay lập tức.

MWA cũng có độ nhạy tuyệt vời cho phép chụp lại diện mạo Centaurus A một cách chi tiết “, ông nói.

Kính thiên văn hợp nhất theo dõi thiên hà siêu khủng ảnh 1

Nguồn ảnh: Dailymail.

MWA là kính viễn vọng vô tuyến tần số thấp đặt tại Đài Quan sát Thiên văn Vô tuyến Murchison ở Tây Tây Úc, do Đại học Curtin điều hành. Còn Đài quan sát Parkes là đài thiên văn vô tuyến 64m thường được gọi là “Dish” nằm ở New South Wales và do CSIRO điều hành.

“Cùng với luồng plasma phát ra những đám mây phân tử khổng lồ trong thiên hà Centaurus A, chúng tôi đã tìm thấy bằng chứng về một luồng gió thiên hà chưa từng nhìn thấy –luồng này có tốc độ cao bao gồm các hạt năng lượng chuyển động từ lõi của thiên hà, lấy năng lượng và vật liệu phân tán ra môi trường xung quanh”, ông nói.

Quan trọng hơn hết, nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy bằng chứng rằng các ngôi sao thuộc thiên hà vô tuyến Centaurus A tồn tại lâu hơn so với những gì chúng ta từng nghĩ và có thể bị ảnh hưởng bởi các luồng gió và các tia phát ra từ thiên hà này.

 HD (Theo Kiến Thức)

Theo Đời sống
back to top