Kinh doanh tri thức tại quán cà phê

(khoahocdoisong.vn) - Tìm kiếm, nghiên cứu, trao đổi, mua bán sách tại quán cà phê của mình không chỉ là sở thích của anh Lê Bá Tân, chủ quán cà phê Sài Gòn Năm Xưa, mà còn của nhiều người trẻ.

Sách phải cho đi để sinh ra tri thức

Bước vào trong quán cà phê của anh Tân, nhiều người có lẽ sẽ cảm thán về mơ ước trước giờ của mình, đó là chất sách đầy tường. Tại TPHCM không ít những cửa hiệu mua bán sách cũ. Nhưng bày biện ngăn nắp, bảo quản cẩn thận như cách anh Tân làm thì hiếm thấy. Sách được phân loại theo đề tài, các sách cũ hơn hay sách quý được bọc cẩn thận. 

Những năm gần đây, tại TPHCM xuất hiện rất nhiều các quán cà phê sách. Anh Tân nhận định, các quán cà phê sách với không gian nhỏ nhưng vẫn cố gắng duy trì mô hình kiếm lợi nhuận chỉ từ đồ uống, thì thua lỗ là chuyện thấy trước mắt. Nên sau 2 tháng đầu hoạt động theo mô hình chung của các quán cà phê sách, anh quyết định chuyển mô hình kinh doanh.

Các đơn vị phát hành sách, một số nhà sách lớn tại TPHCM vẫn duy trì tốt các quán cà phê từ lợi nhuận kinh doanh ăn uống. Nhưng đó là những nơi có tiềm lực kinh tế mạnh, sách có thể dùng để bán, trưng bày quảng cáo, cũng có thể làm phong nền cho khách chụp hình. Anh Tân nói: “Tuy lợi nhuận từ bán sách quy ra phần trăm không được như cà phê, nhưng bù lại lượng khách hàng ổn định. Còn nếu bạn muốn tự thân làm cà phê để đọc sách thì phải có kinh tế, thật sự yêu sách và phải sở hữu mặt bằng. Không nhiều người đến cà phê sách với mục đích đọc sách”.

Tại Sài Gòn Năm Xưa có “đặc sản” là tặng sách miễn phí và đổi sách cho khách hàng, cũng như người đi đường. Đối với chủ quán, sách nếu không dùng để bán sinh ra tiền, thì phải được cho đi để sinh ra tri thức. Nhưng để duy trì hành động đẹp như vậy, trước tiên phải đi khắp nơi mua bán sách.

Anh Lê Bá Tân luôn tìm kiếm các sách hay để bổ sung cho quán.

Anh Lê Bá Tân luôn tìm kiếm các sách hay để bổ sung cho quán.

Điểm nhấn với người yêu sách

Hội chợ sách TPHCM lần thứ 11 năm nay đã hoãn lại do đại dịch Covid-19. Trong 3  lần gần nhất đều chứng kiến việc tăng doanh thu hơn 10% qua từng kỳ hội chợ, nhưng không vì thế mà có thể xem như văn hóa đọc đang phát triển trở lại tại TPHCM. Bởi không ít người  thừa nhận là “mua về cho tủ sách sang lên”.

Tại quán cà phê của anh Tân, các chương trình thảo luận về âm nhạc, nhiếp ảnh, triết học,… được tổ chức khá thường xuyên. Tuy nhận được nhiều phản hồi tích cực từ cộng đồng, nhưng số lượng tham gia không đông như dự kiến. Các chương trình mang tính phi lợi nhuận, tập trung vào một số chủ đề nhất định, khai phá nội dung các sách, được ủng hộ nhiệt tình, nhưng tham gia chưa đến 50% lượng đăng ký. Như vậy một lần nữa, chúng ta có thực sự đang phát triển tốt văn hóa đọc trong cộng đồng tại TPHCM hay không?

Trúc Quỳnh (SV ĐH Luật TPHCM) đến Sài Gòn Năm Xưa lần đầu tiên do tò mò về phương thức kinh doanh của anh Tân. Quỳnh thừa nhận mình và bạn bè đang ngồi cùng không ai thích đọc cả, mọi người chỉ đến vì lạ. Nhưng các bạn sinh viên cũng không phủ nhận, biết và tiếp cận không gian cà phê như tại đây phần nào cũng làm các bạn có ấn tượng mạnh về việc đọc sách. Đó cũng là một phản hồi tích cực cho những người vừa kinh doanh vừa muốn truyền tải tình yêu sách đến người khác như anh Tân.

Quán cà phê sách của anh Lê Bá Tân đang vận hành theo lối dùng giá trị của sách để nuôi sống hoạt động quán và dùng không gian cà phê để truyền tải giá trị nội dung đến với độc giả, một số lượng chưa đông đảo gì. Tuy chưa thực sự “khơi gợi văn hóa đọc trong cộng động” như mong muốn của nhiều người, nhưng cũng là điểm nhấn với những người yêu thích văn hóa đọc. 

Theo Đời sống
Tại sao không đánh thuế vàng?

Tại sao không đánh thuế vàng?

Các chuyên gia cho rằng, cần thiết phải đánh thuế vàng. Nhiều người mua vàng đầu cơ, mua bán nhằm sinh lời, khi đã kinh doanh cần phải chịu một số sắc thái thuế cho hoạt động đầu tư giống bất động sản, chứng khoán.
back to top