Kinh doanh cũng như một thú vui

Kinh doanh cũng như một thú vui, đó là chia sẻ của bà Nguyễn Thị Chấn (83 tuổi, chủ cửa hàng bánh chưng, giò chả Quốc Hương, Hàng Bông, Hà Nội), một t

•  Thay đổi những thói quen xấu trong kinh doanh

•  Bài học đầu tiên về kinh doanh

Bà Nguyễn Thị Chấn.

83 tuổi vẫn chưa nghỉ hưu

Cái cửa hàng nhỏ nhưng đã nổi tiếng từ lâu về bánh chưng và giò chả truyền thống. Nhất là những dịp Tết, người ta xếp hàng dài đợi mua những cặp bánh chưng, những cây giò về để thắp hương.

Ngay giữa những ngày hè nóng nực này, nhiều người vẫn đặt bánh chưng, giò chả đóng thùng gửi vào miền Nam, ra nước ngoài như một món quà từ Hà Nội. Với bà Nguyễn Thị Chấn, đó là niềm vui, sự tự hào nhưng cũng là trách nhiệm của người làm nghề.

Người ta ưu thích giò chả ở đây một phần cũng vì vẫn giữ được những nét truyền thống. Dù nhiều công đoạn đã làm bằng máy, nhưng nhà bà vẫn giữ nếp cũ là gói giò bằng lá chuối tươi chứ không sử dụng túi nilon, vừa giữ được mùi thơm đặc trưng, vừa đảm bảo an toàn thực phẩm.

Bà kể, đây là nghề gia truyền, cả gia đình bà và nhà chồng đều quê ở Ước Lễ, nơi có nghề làm giò chả nổi tiếng, đến bà là đời thứ 4 làm nghề này. Bao năm nay người làm toàn con cháu trong họ, không thuê người ngoài, vừa biết nghề vừa có ý thức giữ gìn nghề truyền thống của cha ông. Biết nghề là một chuyện, còn giữ được nghề mới khó.

Trong kinh doanh, quan trọng nhất là phải giữ được chữ tín. Thế nên dù thương hiệu đã được khẳng định, đã nổi tiếng từ lâu lắm rồi ở đất Hà thành vốn rất sành ăn này, nhưng bà vẫn chỉ duy trì một cơ sở duy nhất.

Không mở rộng, cũng không bán thương hiệu. Bởi kinh doanh hàng thực phẩm tươi rất khó quản lý. Lợi nhuận cũng quan trọng, nhưng quan trọng nhất vẫn là phải giữ gìn uy tín cho thương hiệu của mình. Hàng thực phẩm tươi chỉ bán đến chiều là hết thì mới ngon, mới đông khách.

83 tuổi, bà Chấn vẫn nói vui là chưa được nghỉ hưu. Vẫn tham gia quản lý cửa hàng, vẫn tính toán và làm lấy mọi việc. Suốt ngày luôn chân luôn tay, làm cho vui, cho khỏe chứ ngồi không thì người mỏi mệt.

Không bắt con cháu phải theo nghề của mình

Rất ý thức trong việc giữ nghề truyền thống, nhưng với các con bà đều cho theo học những ngành nghề mà họ yêu thích, người là bác sĩ, người làm trong ngân hàng nước ngoài. May có một người con trai nghỉ hưu sớm để giúp bà quản lý cửa hàng.

Còn các cháu cũng mỗi đứa học một ngành nghề khác nhau. Bà chia sẻ: Mình cố gắng giữ được nghề của tổ tiên, giữ được đến đời mình như thế là tốt rồi, còn con cháu có đam mê của chúng, phải để chúng sống cuộc sống của chúng, không phải lo quá đến như thế.

Nghe bà kể, lại phát hiện ra một nét rất đặc trưng của người Hà Nội, đó là nhẹ nhàng, không đao to búa lớn. Kinh doanh đấy nhưng cũng không nặng về lợi nhuận, tiền bạc, mà đơn giản chỉ như một thú vui. Lấy việc mang lại niềm vui cho khách hàng là mục đích chính của mình. Cũng chẳng bắt con, bắt cháu phải theo, phải giữ cái nghề của mình.

Có lẽ chính vì quan điểm sống nhẹ nhàng như vậy, mà đến tuổi này trông bà vẫn rất trẻ, nước da mịn màng và hồng hào. Bà kể, cả đời chả bao giờ biết ốm là gì. Chỉ có gần đây thấy yếu hơn và duy nhất một lần phải vào viện 1 ngày vì bị zona. Trước đây bà cũng có đi tập thể dục, nhưng bạn bè nhiều người yếu rồi nên bà cũng nghỉ.

Một truyền thống nữa trong gia đình bà là tham gia làm từ thiện. Từ xưa, mẹ đẻ bà đã dặn, ăn uống thì bớt đi một chút để trợ giúp những người nghèo, người già. Bao năm nay gia đình bà vẫn duy trì việc tặng quà cho người nghèo trong phường, cho Trung tâm cứu trợ trẻ em tàn tật, làng SOS, trẻ em tàn tật ở Thanh Oai…vào dịp Tết và Trung thu.

Một thời gian dài, con dâu bà còn đặt thùng bánh mì và nước uống miễn phí ngay trước cửa hàng. Tuy nhiên, vì hè phố hẹp, quá nhiều người đến gây lộn xộn nên phải tạm dừng. Nhưng bà bảo, sắp tới sẽ nghĩ cách khôi phục lại.

Tuệ Minh

Theo Đời sống
"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

Báo cáo nghiên cứu vừa công bố của J&T Express cho thấy, thói quen mua sắm trực tuyến của người Việt phát triển mạnh mẽ trong dịch và duy trì khá bền vững sau đó. Đáng chú ý, nhu cầu mua sắm trên các sàn thương mại điện tử không chỉ ở các thành phố lớn mà đang "bùng nổ" ở nông thôn.
back to top