Kiến nghị tạm hoãn dự án buýt nhanh ở TPHCM

Sở GTVT TPHCM vừa có kiến nghị tạm hoãn thực hiện tuyến buýt nhanh số 1 cho đến khi đồng bộ các công trình kết nối, nhằm đảm bảo hiệu quả dự án.

Theo Sở GTVT TPHCM, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, vận tải hành khách công cộng không đạt được như kỳ vọng, các giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và phát triển giao thông công cộng song song với kiểm soát xe cá nhân chậm triển khai. 

phoi-canh-tram-brt-so-1.jpg
Phối cảnh trạm BRT Số 1.

Qua rà soát, Sở GTVT nhận thấy, sản lượng dự kiến hành khách năm 2022 khi dự án tuyến BRT số 1 đưa vào hoạt động là hơn 28.000 khách/ngày của đơn vị tư vấn độc lập dự án có nhiều khả năng không đảm bảo.

Nguyên nhân do tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) chưa hoàn thành ảnh hưởng đến sản lượng trung chuyển hành khách; chưa kết nối được 2 đầu mối vận tải hành khách quan trọng là Bến xe miền Đông mới và Bến xe miền Tây mới…

Ngoài ra, thời gian qua, tuyến buýt nhanh tại Hà Nội được đưa vào khai thác sử dụng không đạt các mục tiêu đề ra mà nguyên nhân được chỉ ra là do vấn đề kết nối các bến xe lớn, chưa có các tuyến buýt gom và buýt kết nối, ý thức người dân chưa cao…

Do đó, Sở GTVT TPHCM kiến nghị tạm hoãn thực hiện dự án phát triển giao thông xanh TPHCM.

Sở cũng đề nghị UBND TP chỉ đạo chủ đầu tư trao đổi với Ngân hàng Thế giới tập trung đẩy nhanh thực hiện các nội dung “Nghiên cứu tổ chức lại mạng lưới xe buýt trên toàn TP và chuẩn bị kế hoạch hành động để nâng cao hiệu quả và chất lượng của hệ thống xe buýt hiện hữu”; chỉ đạo các bên liên quan triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp của đề án “Tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp với kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông trên địa bàn TPHCM” đã được UBND TP phê duyệt.

Được biết, tuyến BRT số 1 ở TPHCM dài 26 km, từ vòng xoay An Lạc đến cầu Rạch Chiếc, theo hành lang Đại lộ Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ.

Dự án đi qua các quận huyện, gồm: Bình Chánh, Bình Tân, 8, 6, 1, TP Thủ Đức. Dự án được Thủ tướng phê duyệt năm 2013, tổng mức đầu tư gần 156 triệu USD (sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Thế giới).

Năm 2020, dự án được điều chỉnh giảm xuống còn hơn 143 triệu USD, gồm hơn 121 triệu USD từ vốn của Ngân hàng phát triển châu Á, còn lại là vốn đối ứng trong nước. Đây là tuyến đầu tiên trong tổng 6 tuyến BRT được quy hoạch ở TPHCM.

Theo Đời sống
Việc miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên UBND bằng hình thức biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín. (Ảnh minh hoạ).

Hà Nội và TPHCM có không quá 5 phó chủ tịch UBND

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký xác thực Văn bản hợp nhất ban hành Nghị định quy định số lượng phó chủ tịch UBND và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên UBND.
back to top