Kiểm soát chỉ số HbA1c phòng ngừa các biến chứng tiểu đường

Chỉ số HbA1c rất quan trọng đối với người tiểu đường. Kiểm soát chỉ số HbA1c tốt sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường.

Xét nghiệm kiểm soát chỉ số HbA1c khác với xét nghiệm chỉ số đường huyết?

Xét nghiệm chỉ số HbA1c chính là phương pháp định lượng phức hợp HbA1c trong máu. Từ đó có thể đánh giá chỉ số đường huyết trung bình trong khoảng 2-3 tháng gần nhất. Chỉ số đường huyết chỉ phản ánh mức đường huyết ngay tại thời điểm lấy máu. Nó phụ thuộc vào thời gian đo trước hay sau ăn.

Nhưng chỉ số HbA1c có thể đánh giá được ở mức độ dài hạn hơn. Nó không phụ thuộc vào thời gian đo. Chính vì lý do đó mà xét nghiệm này có thể đánh giá chính xác việc kiểm soát đường huyết của người bệnh.

Mục tiêu kiểm soát chỉ số HbA1c là dưới 6.5%. Nhưng HbA1c có thể nới lỏng hơn. Mục tiêu là dưới 8% ở những người có tiền sử hạ đường huyết nghiêm trọng. Hoặc người lớn tuổi, có biến chứng mạch máu lớn và nhỏ, có nhiều bệnh mạn tính kèm theo… Khi HbA1c tăng 1% tương đương đường huyết tăng 1,7mmol/l hoặc 30mg/dl.

Xét nghiệm chỉ số HbA1c với người bệnh tiểu đường có thực sự quan trọng?

Phác đồ điều trị tiểu đường 201 tập trung vào vấn đề kiểm soát chỉ số HbA1c. Việc kiểm soát chặt chẽ sẽ mang lại hiệu quả cao trong điều trị. Nó cũng giúp phòng các biến chứng tiểu đường. Bởi giá trị này có thể đánh giá được toàn diện quá trình kiểm soát đường huyết ở người tiểu đường trong 2 – 3 tháng.

Theo kết quả của Trung Tâm nghiên cứu bệnh đái tháo đường Anh (UKPDS), giảm HbA1c được 1% thì giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường vi mạch tới 20-30%, giảm 43% nguy cơ cắt cụt hoặc tử vong do bệnh mạch máu ngoại biên và 16% nguy cơ suy tim.

Theo các chuyên gia, người bệnh nên thực hiện xét nghiệm chỉ số HbA1c khoảng 3-4 tháng/lần và kiểm soát để chỉ số HbA1c từ 5.5% đến dưới 7% là tốt nhất.

Làm sao để giảm được chỉ số HbA1c?

Mức đường huyết ổn định liên tục 24 giờ trong ngày là tác động chính để làm giảm HbA1c theo chỉ số mục tiêu. Để làm được điều này, buộc phải dùng thuốc chính xác và tuân thủ chế độ dinh dưỡng, luyện tập, dùng thuốc khoa học và hợp lý.

Thuốc điều trị:

Sử dụng thuốc đều đặn, đúng liều lượng, đúng thời gian theo chỉ định của bác sĩ.

Ăn uống:

Bổ sung nhiều các thực phẩm giàu chất xơ như các loại hạt, đậu tương, đậu xanh, đậu đen, khoai lang, súp lơ xanh, các loại rau khác… Hạn chế thực phẩm có nhiều chất bột đường như cơm trắng, bánh mì, mì sợi, bún, bánh qui…

Tập luyện:

Có thể thực hiện bằng cách làm vườn, tập thể dục, chơi thể thao… nhưng không nên tập quá sức và điều quan trọng nhất là duy trì đều đặn hằng ngày.

Kết quả nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện 108 cho thấy, sự kết hợp của những thảo dược quý như Khổ qua rừng (mướp đắng), dây thìa canh, tảo Spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn giúp hạ và ổn định đường huyết lâu dài. Nhờ đó, làm giảm chỉ số HbA1c hiệu quả, an toàn.

Bởi kết hợp các thảo dược này giúp hạ đường huyết và HbA1c ngay tháng đầu. Nó cho kết quả khả quan khi dùng thường xuyên trong 3 tháng tiếp theo. Nó không có tác dụng phụ hay ảnh hưởng đến chức năng gan thận của cơ thể.

Đây được coi là một trong những biện pháp tối ưu, kết hợp với dùng thuốc, chế độ dinh dưỡng và luyện tập góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, giúp kiểm soát đường huyết và phòng ngừa những biến chứng tiểu đường nguy hiểm có thể xảy ra.

Mỹ Anh (tin tài trợ)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng tiểu đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.

Vui lòng truy cập website tdcare.vn hoặc gọi 19006436 để được biết thêm chi tiết.

Số giấy phép QC: 1102/2015/XNQC-ATTP

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top