Kích thích não sâu cho bệnh Parkinson: Phương pháp mới trong điều trị

(khoahocdoisong.vn) - Sống chung cùng bệnh Parkinson là điều hoàn toàn có thể với các phương pháp điều trị thích hợp hiện nay. Đối với một số người, kích thích não sâu (DBS) giúp thay đổi cuộc sống. 

DBS là gì?

Kích thích não sâu (DBS) sử dụng một thiết bị cấy ghép để tạo ra các xung điện và đưa chúng đến các khu vực cụ thể trong não. Nó hoạt động như một máy điều hòa nhịp tim cho não.

DBS có thể được thực hiện ở cả hai bên não để kiểm soát tất cả các triệu chứng. Các hiệu ứng có thể được đảo ngược và các cài đặt kích thích có thể được lập trình để tối ưu hóa hiệu ứng cho từng cá nhân. DBS cung cấp kiểm soát triệu chứng liên tục 24 giờ một ngày.

Ai có thể phẫu thuật DBS?

Đến nay, hơn 150.000 người đã sử dụng DBS. Đây là một phương pháp điều trị đã được FDA Hoa Kỳ chấp thuận cho các rối loạn vận động (chẳng hạn như bệnh Parkinson, chứng run cơ và loạn trương lực cơ), cũng như chứng động kinh và rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

DBS đang được nghiên cứu để sử dụng trong các tình trạng khác như trầm cảm, đau mãn tính, phục hồi đột quỵ, nghiện và chán ăn do tâm thần.

DBS hoạt động như thế nào?

Sự mất cân bằng hóa học và mạng lưới não bất thường dẫn đến các triệu chứng bệnh. DBS hoạt động bằng cách sử dụng các xung điện để ngăn chặn hoặc thay đổi các tín hiệu thần kinh và hóa chất bất thường này trong não.

Đơn giản, giống như cách một máy tạo nhịp tim giúp thúc đẩy tim đập với tốc độ bình thường ở những người có nhịp tim bất thường, DBS cũng làm điều tương tự đối với não. 

Những lợi ích từ DBS?

Trong bệnh Parkinson, DBS cải thiện bất kỳ triệu chứng nào có thể cải thiện bằng thuốc levodopa như: Tăng khả năng di chuyển dễ dàng; Dáng đi ít bị đông cứng hơn (chân ít bị lết dưới mặt đất hơn); Giảm bớt chứng run; Giảm đau và giảm cơn chuột rút dữ dội; Ít rối loạn vận động (cử động bất thường không kiểm soát); Giảm sử dụng thuốc...

Triệu chứng run tay.

Triệu chứng run tay.

Ngoài ra, người dùng cho biết có giấc ngủ ngon hơn, cơ thể cảm thấy thoải mái, khỏe khoắn hơn sau khi dùng DBS.

Mất bao lâu trước khi tôi có thể thấy lợi ích đầy đủ của DBS?

Một số triệu chứng như run, chậm và cứng có thể cải thiện ngay sau khi máy hoạt động. Các triệu chứng khác cần nhiều thời gian hơn để đáp ứng.

Sau khoảng 3 – 6 tháng sau khi phẫu thuật DBS để nhận thấy đầy đủ lợi ích.

Quá trình này sẽ có một số điều chỉnh bằng thiết bị từ xa nhằn tối ưu hóa các cài đặt nhằm đáp ứng tốt nhất. 

Điều gì ít có khả năng cải thiện khi dùng DBS?

Có một số triệu chứng không cải thiện khi dùng DBS như giữ thăng bằng và nuốt... Để giải quyết các triệu chứng này, cần các liệu pháp bổ sung như vật lý trị liệu sau DBS. 

DBS giải quyết các triệu chứng nhưng không phải là phương pháp chữa bệnh. Bệnh sẽ tiếp tục tiến triển và nặng hơn theo thời gian. Điều tốt về DBS là các thông số kích thích có thể được điều chỉnh để kiểm soát các triệu chứng khi chúng thay đổi và phát triển theo thời gian của bệnh.

Những điểm chính: Tư duy đúng đắn để thành công với DBS

DBS không nên được coi là “phương án cuối cùng”. Mục tiêu của phẫu thuật là để bảo tồn chức năng, thay vì cứu chữa một người khỏi tàn tật. Nếu bạn bị khuyết tật mặc dù đã dùng thuốc tối ưu, thì nên cân nhắc dùng DBS.

Phẫu thuật DBS được thực hiện thế nào?

Phẫu thuật DBS là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu bao gồm hai phần. Đầu tiên, bác sĩ phẫu thuật thần kinh đặt một hoặc nhiều điện cực (dây mỏng) vào các phần cụ thể của não để kiểm soát triệu chứng.

Sau đó, bác sĩ kết nối các điện cực với một cục pin (máy phát xung), được đặt dưới da, thường là dưới xương đòn của bạn.

Rủi ro của thủ thuật?

Phẫu thuật DBS được coi là một thủ thuật an toàn và hiệu quả. Giống như bất kỳ phẫu thuật nào, DBS có những rủi ro bao gồm nguy cơ nhiễm trùng và chảy máu trong não. Bác sĩ phẫu thuật thần kinh sẽ thảo luận chi tiết về những rủi ro với bạn.

PGS.BS Nicolas Kon, chuyên gia NGOẠI THẦN KINH từ Bệnh viện Mount Elizabeth, Singapore sẽ tư vấn trực tuyến miễn phí cho bệnh nhân có các tình trạng bệnh như PARKINSON, ĐỘT QUỴ, U NÃO, UNG THƯ NÃO, DỊ MẠNG MẠCH MÁU NÃO, TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO vào thứ Sáu, 22 tháng 01 năm 2021 

Để biết thêm thông tin chi tiết và đăng ký, xin liên hệ:

Văn phòng đại diện Các bệnh viện Parkway Singapore: 

Tầng 5 số 110 Bà Triệu, Hà Nội. 

Hotline: 0988 155 855 hoặc 084 308 3637

Email: info@parkway.com.vn

FB page:                                 

www.facebook.com/MountElizabethSGVietnamOffice

Quảng cáo

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top