Kịch bản đón Tết của TPHCM, sẵn sàng ứng phó Omicron

Tất cả cơ sở y tế thu dung điều trị F0, đặc biệt là Bệnh viện Dã chiến số 12, sẽ trực gác xuyên suốt Tết, đến ngày 15/2, sẵn sàng ứng phó dịch bệnh và Omicron.

BS Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TPHCM, hiện Sở Y TPHCM hiện sắp xếp lại các bệnh viện dã chiến thu dung, số lượng bệnh nhân đang điều trị chỉ chiếm 10 - 30% công suất sử dụng giường.

pho-ong-do.jpg

Sở Y tế TPHCM quyết định tạm dừng hoạt động của 4 bệnh viện dã chiến, tuy nhiên, các cơ sở y tế vẫn phải chuẩn bị sẵn sàng tái hoạt động ngay trong 24 giờ nếu dịch bùng phát, sẵn sàng ứng phó với các sự cố liên quan đến biến chủng mới Omicron.

Khu vực y tế ở sân bay Tân Sơn Nhất và Bệnh viện Dã chiến số 12 - nơi thu dung, điều trị các trường hợp nghi ngờ và xác định nhiễm biến chủng Omicron - không đóng cửa dịp Tết.

Trong những ngày nghỉ Tết, Sở Y tế TPHCM sẽ điều phối nhân sự từ các bệnh viện khác tới hỗ trợ Bệnh viện Dã chiến 12.

BSCKII Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM) cho biết đến nay TPHCM chưa phát hiện ca nhiễm Omicron lây lan trong cộng đồng. Tất cả 30 ca nhiễm Omicron đều là người nhập cảnh cách ly ngay.

Do đó, quy trình giám sát chặt chẽ nguồn lây từ cửa khẩu nhập cảnh cho đến cộng đồng sẽ được tiếp tục duy trì trong dịp Tết Nguyên đán.

Theo đó, hành khách bắt buộc phải có xét nghiệm RT-PCR âm tính trong vòng 72 giờ trước khi nhập cảnh, đồng thời phải test nhanh 2 lần trước khi lên và xuống máy bay.

Hành khách test nhanh tại sân bay có kết quả dương tính Covid-19 được chuyển đến Bệnh viện Dã chiến 12 cách ly, điều trị và lấy mẫu giải trình tự gene virus.

Tính đến chiều 16/12, TPHCM đang điều trị 3.631 bệnh nhân, trong đó 75 trẻ em dưới 16 tuổi, 270 bệnh nhân nặng đang thở máy; 10 bệnh nhân cần can thiệp ECMO (hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể).

Các cơ quan chức năng khuyến cáo người dân trong dịp Tết vẫn thực hiện tốt 5K và tiêm văcxin ngừa Covid-19 để bảo vệ chính mình cũng như giữ vững thành quả chống dịch.

TPHCM trong hai tuần liên tiếp vừa qua luôn duy trì "vùng xanh", cấp độ 1.

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top