Khuỷu tay non nớt của bé dễ bị trật khi bị kéo mạnh đột ngột

Trật khuỷu tay thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, khi trẻ bị kéo tay mạnh và đột ngột, hay khi bị kéo lên chỉ bằng một bên, hay khi trẻ được kéo lại lúc sắp té.
nan-tay-tre(1).jpg
Sai khớp đầu xương quay (hay là trật khuỷu tay) là một loại chấn thương phổ biến ở các bé dưới 5 tuổi, xảy ra khi xương quay của cánh tay phía dưới khuỷu tay bị trật ra khỏi khớp xương cánh tay.

BSCKII Huỳnh Cao Nhân, Trưởng khoa Ngoại Tổng hợp (Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố) cho biết, bình thường, xương được giữ cố định nhờ dây chằng, nhưng khi dây chằng bị giãn (ví dụ như khi bị kéo mạnh đột xuất), xương sẽ bị trật ra khỏi vị trí bình thường.

Điều này ít xảy ra với các bé trên 5 tuổi vì khi đó dây chằng và khớp của các bé đã mạnh hơn rất nhiều.

Với bé nhỏ khi bị trật khớp khuỷu tay sẽ khóc ngay lập tức, hoặc không thể sử dụng được cánh tay đã bị trật để cầm nắm hay làm bất cứ điều gì nữa.

Phần khớp bị trật có thể được kéo và đưa trở lại vị trí cũ bởi một y tá hay bác sĩ. Các bé sẽ bị đau nhưng chỉ trong giây lát. X-quang là không cần thiết cho những trường hợp này.

Thông thường, đa số các bé có thể di chuyển và sử dụng tay bình thường ngay sau khi được chữa trị, nhưng đôi khi có bé cũng cần thời gian lâu hơn để hồi phục. Thời gian bé bị trật khuỷu tay càng lâu thì thời gian hồi phục sẽ càng chậm. Và các bé có thể sẽ phải uống thuốc giảm đau.

Trong trường hợp khuỷu tay bị trật nhưng các bác sĩ không thể kéo tay để cho khớp tay của trẻ trở lại bình thường như cũ, bé sẽ cần phải chụp X-quang để kiểm tra xem có phần xương nào bị gãy hay không.

BSCKII Huỳnh Cao Nhân cảnh báo phụ huynh, người lớn đừng bao giờ kéo xệch, hay nhấc bổng các bé lên bằng cách kéo 1 tay của bé (kéo ở cánh tay dưới, hay kéo từ cổ tay đều không được).

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top