Khuyến cáo đặc biệt về thuốc Paxlovid chữa Covid-19

Khuyến nghị mới dựa trên kết quả của hai thử nghiệm lâm sàng với gần 3.100 bệnh nhân, cho thấy Paxlovid làm giảm 85% nguy cơ nhập viện. Tuy nhiên, thuốc không khuyến khích dùng cho người ít có nguy cơ gặp biến chứng khi mắc Covid-19 vì lợi ích không đáng kể.

Ngày 22/4, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận hiệu quả của thuốc kháng virus Paxlovid do Pfizer sản xuất với bệnh nhân Covid-19 có nguy cơ mắc bệnh cao. Đồng thời, tổ chức này "khuyến cáo đặc biệt" thuốc Paxlovid cho những người bị bệnh nhẹ nhưng nguy cơ trở nặng cao.

Khuyến nghị mới dựa trên kết quả của hai thử nghiệm lâm sàng với gần 3.100 bệnh nhân, cho thấy Paxlovid làm giảm 85% nguy cơ nhập viện. Các thử nghiệm cũng cho thấy "không có sự khác biệt quan trọng về tỷ lệ tử vong" và "ít hoặc không có nguy cơ tác dụng phụ dẫn đến ngừng thuốc".

Các chuyên gia của WHO đánh giá sự kết hợp giữa nirmatrelvir và ritonavir là "lựa chọn xuất sắc" khi điều trị cho những người chưa được tiêm chủng, người già hoặc bị suy giảm miễn dịch. Nhóm người này nên dùng thuốc càng sớm càng tốt khi mắc Covid-19 để giảm nguy cơ nhập viện.

khuyen-cao.jpg
WHO đưa khuyến cáo đặc biệt về thuốc Paxlovid chữa Covid-19.

Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy Paxlovid có thể ngăn ngừa nhiều ca nhập viện hơn những loại thuốc hiện có. Nó cũng ít tác dụng phụ hơn so với Molnupiravir và dễ sử dụng hơn thuốc tiêm tĩnh mạch Remdesivir.

Khuyến cáo áp dụng cho những người trên 18 tuổi, nhưng không áp dụng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. WHO cho hay thuốc này không khuyến khích dùng cho người ít có nguy cơ gặp biến chứng khi mắc Covid-19 vì lợi ích không đáng kể. Ngoài ra, họ từ chối đưa ý kiến ở những người mắc Covid-19 thể nặng do thiếu dữ liệu.

Trước đó, Paxlovid cũng được đánh giá cao khi mang lại hy vọng cho những người bị hội chứng Covid-19 kéo dài. Hai bệnh nhân gặp các triệu chứng mệt mỏi mạn tính nhưng sau khi dùng Paxlovid, tình trạng này đã biến mất hoàn toàn và không còn cảm thấy suy nhược. Kết quả này dấy lên hy vọng cho các nhà nghiên cứu, song, nhiều người vẫn tỏ ra rất thận trọng khi đánh giá.

Liệu pháp kháng virus đường uống Paxlovid (gồm Nirmatrelvir và Ritonavir) được chỉ định để ngăn chặn SARS-CoV-2 nhân lên trong tế bào vật chủ của người. Ritonavir (thuốc kháng HIV) sẽ giúp Paxlovid tồn tại trong cơ thể với thời gian dài hơn. Thuốc chỉ định cho bệnh nhân Covid-19 có nguy cơ cao tiến triển thành bệnh nặng từ 12 tuổi trở lên.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top