Khuyến cáo của Bộ Y tế về đeo khẩu trang đúng cách

(khoahocdoisong.vn) - Sử dụng khẩu trang cần thường xuyên kết hợp với các biện pháp vệ sinh vật dụng, dụng cụ và rửa tay bằng xà phòng là cách phòng chống dịch bệnh viêm phổi do virus corona. Người khỏe mạnh, không mắc bệnh đường hô hấp không cần sử dụng khẩu trang khi không cần thiết hoặc có thể sử dụng khẩu trang vải để bảo vệ sức khỏe.
deu-khau-trang-1.jpg

deu-khau-trang-1.jpg

Ai cần đeo khẩu trang y tế

1. Cán bộ y tế trực tiếp tiếp xúc, chăm sóc, điều trị người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh, bệnh nhân mắc bệnh đường hô hấp hoặc có tiếp xúc với mẫu, bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm.

2. Người chăm sóc hoặc có tiếp xúc gần với với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh, bệnh nhân mắc bệnh đường hô hấp.

3. Người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh hoặc có các triệu chứng mắc bệnh đường hô hấp như sốt, ho, khó thở, chảy nước mũi…

4. Tất cả những người đi đến cơ sở y tế.

Khi nào cần đeo khẩu trang y tế

1. Khi tiếp xúc, chăm sóc, theo dõi, điều trị cho người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh, bệnh nhân mắc bệnh đường hô hấp hoặc khi tiếp xúc với mẫu, bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm.

2. Khi chăm sóc hoặc có tiếp xúc gần với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh, bệnh nhân mắc bệnh đường hô hấp.

3. Khi đến khám, điều trị tại các cơ sở y tế; Khi được chỉ định tự theo dõi, cách ly tại nhà.

4. Khi đến làm việc, thăm hỏi chăm sóc tại các cơ sở y tế.

Đeo khẩu trang y tế đúng cách

1. Đeo mặt màu (xanh/xám) ra ngoài, mặt trắng vào trong, kẹp nhôm hướng lên trên. Kéo khẩu trang che kín cả mũi lẫn miệng, ấn kẹp nhôm ôm sát vào phần sống mũi.

2. Trong quá trình đeo khẩu trang tuyệt đối không dùng tay chạm vào mặt trước khẩu trang.

3. Khi tháo khẩu trang chỉ cầm vào phần dây đeo qua tai để tháo khẩu trang, tránh dùng tay cầm vào mặt trước của khẩu trang để tháo ra. Sau khi tháo khẩu trang cho ngay vào thùng rác có nắp đậy.

4. Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc trà tay bằng nước rửa tay có cồn sau khi tháo khẩu trang.

Đeo khẩu trang đúng cách phòng ngừa nCoV.

Đeo khẩu trang đúng cách phòng ngừa nCoV.

Khẩu trang vải?

1. Ai cần đeo khẩu trang vải: Người khỏe mạnh không có các triệu chứng bệnh về đường hô hấp như sốt, ho, khó thở, chảy nước mũi...

2. Khi nào cần đeo khẩu trang vải: Khi đến các khu vực tập trung đông người như bến xe, nhà ga, sân bay, chợ, siêu thị, phố đi bộ...

3. Đeo khẩu trang vải đúng cách: Kéo khẩu trang vải che kín cả mũi lẫn miệng; Trong quá trình đeo khẩu trang, tránh không dùng tay chạm vào mặt trước khẩu trang; Khi tháo khẩu trang chỉ cầm vào phần dây đeo qua tai để tháo khẩu trang, tránh dùng tay cầm vào mặt trước của khẩu trang để tháo ra; Giặt sạch khẩu trang hằng ngày bằng xà phòng để dùng lại cho lần sau.

4. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để phòng bệnh.

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top