Không thể vội vàng thành lập Hội đồng trường Trường Đại học Tôn Đức Thắng

(khoahocdoisong.vn) - Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam đã có văn bản 148/HH-VP gửi Bộ GD&ĐT kiến nghị về việc không thể vội vàng thành lập Hội đồng trường tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng.

Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam kiến nghị gửi Bộ GD&ĐT

Mới đây, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam đã có văn bản 148/HH-VP gửi Bộ GD&ĐT kiến nghị về việc thành lập Hội đồng trường tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng.

Văn bản cho biết, trong những ngày vừa qua, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam đã nhận được nhiều thư khẩn cầu từ cán bộ chủ chốt của Trường Đại học Tôn Đức Thắng. Trong thư, các cán bộ bày tỏ sự lo ngại về nội dung  hướng dẫn quy trình thành lập Hội đồng trường và kiện toàn các vị trí lãnh đạo chủ chốt đối với Trường Đại học Tôn Đức Thắng nhiệm kỳ 2020 - 2025 ban hành theo Công văn số 5363/BGDĐT-TCCB ngày 11/12/2020 của Bộ GD&ĐT.

Sau khi nghiên cứu các thư phản ánh, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam cho rằng, việc giao trách nhiệm chủ trì quy trình thành lập Hội đồng trường cho một cán bộ tạm quyền, được chỉ định trái luật (trong khi chưa từng nhận được sự tín nhiệm của tập thể cán bộ chủ chốt và Đảng ủy nhà trường) và 2 Thường vụ Đảng ủy (còn đang trong thời gian bị Đảng ủy khối kỷ luật khiển trách) mà không hề mở rộng để tập thể lãnh đạo đầy đủ hơn, gồm cán bộ chủ chốt, Đảng ủy và Công đoàn trường cùng tham gia quyết định là không bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ và nguyên tắc lãnh đạo tập thể.

Trong khi đó, một trong vài nguyên nhân chính khiến Đảng ủy Nhà trường và cá nhân Bí thư Đảng hộ trường này bị cấp trên kỷ luật cảnh cáo là vì đã buông lỏng quản lý, không bảo đảm nguyên tắc lãnh đạo của Đảng đối với Nhà trường, cụ thể là một số chủ trương lớn không đưa ra Đảng ủy bàn bạc để có nghị quyết chỉ đạo; công tác nhân sự kể cả việc giới thiệu nhân sự tham gia Hội đồng trường (khóa trước) không đưa ra để Đảng ủy thông qua và có Nghị quyết giới thiệu.

Nay hướng dẫn này lại chỉ giao cho một số cá nhân do người tạm quyền chủ trì cùng Thường vụ đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn, đại diện Đoàn Thanh niên và những người do cơ quan quản lý trực tiếp cử ra để họp và quyết định nội dung đề án thành lập hội đồng trường, quyết định nhân sự được đưa ra để hội nghị bầu, như vậy là gạt bỏ vai trò của Đảng ủy và tập thể...

Vậy cách tốt nhất là giải quyết sớm việc khiếu nại kỷ luật Đảng theo quy định của điều lệ để cho công bằng và minh bạch rồi tổ chức ngay đại hội bầu Đảng ủy mới và hội đồng trường theo đúng quy định của pháp luật, không nhất thiết phải vội vàng lập ngay Hội đồng trường theo cách không đúng sẽ để lại hậu quả về sau.

Mới đây, Bộ GD&ĐT đã có công văn gửi Trường Đại học Tôn Đức Thắng hướng dẫn quy trình thành lập hội đồng trường và kiện toàn các vị trí lãnh đạo chủ chốt của trường này, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Theo công văn này, hiện Trường Đại học Tôn Đức Thắng không còn ban giám hiệu và chủ tịch hội đồng trường nên tập thể lãnh đạo trường gồm Thường vụ Đảng ủy và người được giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn hiệu trưởng chủ trì.

Tập thể lãnh đạo trường làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số, trường hợp số người dự họp là số chẵn, có kết quả biểu quyết hoặc bỏ phiếu 50/50 thì quyết định theo ý kiến của bên có người chủ trì.

Có giải pháp khác tại sao không làm?

Trao đổi với KH&ĐS, một cán bộ chủ chốt của ngành giáo dục cho biết, việc cách chức ông Lê Vinh Danh không đúng với tinh thần của Luật Giáo dục Đại học. Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, đại biểu Lê Thanh Vân cũng đã chỉ rõ ra cái sai trong việc cách chức này. Đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giải thích rằng, trong trường hợp Trường Đại học Tôn Đức Thắng chưa có hội đồng trường, thì thẩm quyền kỷ luật viên chức là do chủ sở hữu, tức Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định, là không thỏa đáng. Bởi vì, dù có vận dụng luật nào, thì giữa các luật cũng không được mâu thuẫn, trái với nhau. Việc cách chức Hiệu trưởng Lê Vinh Danh rõ ràng là trái với Luật Giáo dục Đại học, như vậy là không thể vận dụng được.

“Đúng là cần xây dựng hội đồng trường. Nhưng phải trên nguyên tắc củng cố Đảng ủy, lấy ý kiến từ Đảng ủy, chứ không thể dựa vào cá nhân. Nếu dựa vào cá nhân là sai nguyên tắc. Nếu giải thích rằng trong tình huống cấp bách thì phải chấp nhận giải pháp như vậy. Tuy nhiên, còn có những giải pháp khác tại sao không làm?”, vị cán bộ này phân tích.

Vị cán bộ này cho biết, đã từng chứng kiến, khi Luật Giáo dục năm 1998 ra đời, Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển đã từng ký quyết định ký hủy 229 văn bản. Trong một cuộc họp giao ban có người hỏi: Hủy 229 văn bản đó trong khi các văn bản mới chưa có gì thay thế, vậy điều hành hệ thống giáo dục mới bằng cái gì? Sau đó, chưa đầy một tuần sau, Bộ trưởng Hiển đã ký văn bản hủy quyết định hủy 229 văn bản. 

Điều đó, thể hiện sự dũng cảm của người lãnh đạo. Dù không phải 229 văn bản kia là đúng, nhưng trong khi chưa có cái thay thế thì chưa thể hủy văn bản hiện hành, không thể làm rối loạn hệ thống điều hành.

“Sau khi đã có Hội đồng trường rồi thì sẽ làm theo đúng quy trình, đúng Luật. Chứ không phải như hiện nay là làm trái với nguyên tắc Đảng, không thể dựa vào một cá nhân, nhất là lại chỉ định và hai cá nhân đang trong giai đoạn bị kỷ luật để đứng ra thành lập hội đồng trường”, vị cán bộ này nhấn mạnh.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giữ nguyên quyết định cách chức ông Lê Vinh Danh

Đây là nội dung thông báo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chiều 5/1, ngay sau khi Phó Chủ tịch Thường trực cơ quan này là ông Trần Thanh Hải công bố quyết định về việc giải quyết khiếu nại của ông Lê Vinh Danh, cựu Hiệu trưởng Đại học Tôn Đức Thắng, ngay tại trường.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, sau khi Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có quyết định thi hành kỷ luật viên chức bằng hình thức kỷ luật cách chức (21/10/2020) thì ngày 27/10/2020, ông Lê Vinh Danh đã có đơn khiếu nại, với 2 nội dung về thành phần hội đồng kỷ luật và cho rằng bản thân người khiếu nại (ông Lê Vinh Danh) không vi phạm các quy định về xử lý kỷ luật viên chức.

Sau khi nhận đơn khiếu nại của ông Danh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã thành lập đoàn xác minh, tổ chức đối thoại đảm bảo dân chủ, khách quan. 

Kết quả xác minh cho thấy, cả hai nội dung khiếu nại của ông Lê Vinh Danh đều không có căn cứ.

Trên cơ sở đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định giữ nguyên quyết định của Đoàn Chủ tịch Tổng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc cách chức hiệu trưởng đối với ông Lê Vinh Danh.

Đến nay, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam không nhận được đơn khiếu nại hợp lệ lần 2 của ông Lê Vinh Danh về vấn đề này. Vì thế, quyết định giải quyết khiếu nại này có hiệu lực sau khi công bố và các bên liên quan có trách nhiệm thi hành.

ĐỨC BÌNH

Theo Đời sống
Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa tình yêu nhạc cổ điển

Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa âm nhạc cổ điển tới cộng đồng

Hòa nhạc Giáo dục "Classical Wonderland" với sự tham gia của Dàn nhạc Giao Hưởng Việt Nam, nhạc trưởng Honna Tetsuji, nghệ sĩ piano Nguyễn Thái Hà, cùng những người chiến thắng từ VYMI EduConcert Piano Audition 2022 vừa diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình nằm trong Dự án mang Âm nhạc cổ điển đến với cộng đồng của thành phố Hà Nội.
Đại diện Quỹ Toyota Việt Nam và các đơn vị đồng hành bàn giao điểm trường Lũng Lậu

Quỹ Toyota Việt Nam hỗ trợ xây dựng điểm trường cho trẻ em vùng cao tỉnh Cao Bằng

Ngày 8/7, với mục tiêu đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam và góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân và toàn xã hội, Quỹ Toyota Việt Nam đã tiến hành bàn giao điểm trường Lũng Lâu, thuộc trường Tiểu học & Trung học cơ sở Vần Dính tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
back to top